CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO ĐỚI BỜ TUY HÒA-NHA TRANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 43)

Nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo: Hiện nay, có rất nhiều nguyên tắc để

thành lập bản đồ địa mạo khác nhau, tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng bản đồ địa mạo cụ thể nào đó mà có thể chọn lựa nguyên tắc phù hợp. Khu vực nghiên cứu là đới bờ biển khu vực Tuy Hòa - Nha Trang, bao gồm phần trên lục địa và biển nơng ven bờ. Có địa hình rất đa dạng, đó là sự kết hợp nhiều yếu tố động lực khác nhau thành tạo địa hình, trong đó vai trò các yếu tố động lực biển là rất đáng kể (bao gồm các nhân tố động lực như sóng, thuỷ triều, dịng chảy, sinh vật, v.v.). Với mục đích là nghiên cứu địa mạo để phục vụ cho quản lý đới bờ, hay nói cách khác nghiên cứu địa mạo nhằm phục vụ quản lý tài nguyên và tai biến trên cơ sở địa mạo. Để làm được việc đó, thì sản phẩm là bản đồ địa mạo cần thể hiện các nội dung thuận tiện cho việc đánh giá tài nguyên và tai biến. Các nội dung đó chứa đựng các thông tin về nguồn gốc, hình thái cũng như động lực thành tạo địa hình. Chính vì vậy, chúng tơi lựa chọn ngun tắc nguồn gốc - hình thái - động lực để biên vẽ bản đồ là phù hợp nhất. Đây là nguyên tắc được sử dụng rộng rãi ở nước ta và một số nước khác trên Thế giới, đặc biệt là Cộng Hoà Liên Bang Nga. Theo nguyên tắc đó, các bề mặt địa hình cùng nguồn gốc được thể hiện trên bản đồ bằng nền màu chất lượng, còn các yếu tố khác như thuỷ động lực, thạch động lực, v.v. sẽ được biểu diễn bằng các ký hiệu ngoài tỷ lệ. Đồng thời áp dụng nguyên tắc đã nêu trên và chia ra các đới động lực (chủ yếu là sóng) là: đới sóng vỗ bờ, đới sóng vỡ và biến dạng, đới sóng lan truyền. Tương ứng với chúng là các đới địa hình: đới bãi, đới sườn bờ ngầm và đới ngoài khơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)