Vai trị của sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình địa mạo xảy ra ở khu vực nghiên cứu, điển hình là ở khu vực đới bờ. Ở khu vực nghiên cứu có hai loại bờ biển có nguồn gốc sinh vật là bờ biển rừng ngập mặn và bờ biển san hô.
- Bờ biển rừng ngập mặn: bao gồm các thực vật ưa mặn, được tạo thành một dải nằm ở ranh giới giữa lục địa và biển và giữ vai trò địa mạo quan trọng trong quá trình thành tạo bờ. Bờ rừng ngập mặn có đặc điểm là sườn bờ thoải, cấu tạo trầm tích bùn sét. Bờ rừng ngập mặn có ý nghĩa lớn là tạo điều kiện tốt cho tích tụ trầm tích và chống xói lở bờ do tác động của sóng bão. Vai trị thành tạo bờ rừng ngập mặn là do tác động của thủy triều và các quá trình động lực sơng. Trong khu vực nghiên cứu bờ rừng ngập mặn phân bố nhỏ lẻ gặp ở khu vực xã Xuân Tự, huyện Vạn Ninh, gần cửa sông Đà Rằng,…
- Bờ biển san hô: được thành tạo trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, độ mặn cao và nước biển trong. Ở khu vực nghiên cứu có 2 kiểu rạn san hô: rạn san hô riềm, rạn san hơ nền.
Ngồi ra, các thảm sinh vật đầu nguồn cũng rất quan trọng trong quá trình hình thành các dạng địa hình ở khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, yếu tố rừng đầu nguồn có tác động mạnh đến các khu vực cửa sông là chủ yếu. Nếu rừng đầu nguồn không được bảo vệ sẽ làm gia tăng các q trình bồi tụ mạnh ở cửa sơng vào mùa mưa và gây xói lở vào mùa khơ.