Phân bố hầu khắp các đoạn bờ trên các vật liệu bở rời của khu vực nghiên cứu chẳng hạn như đoạn bờ phía Bắc và Nam cửa Sơng Đà Rằng; Niêm Diện, Vĩnh Nguyên ở Nha Trang. Qua khảo sát thực tế ta thấy trên một trắc diện ngang của bãi thì phần trên hoạt động xói lở chiếm ưu thế, cịn phần dưới lại tích tụ chiếm ưu thế hơn. Tại đoạn bờ Phường 7- Tuy Hịa các dấu hiệu phản ánh xói lở bờ khá điển hình như bãi biển có dạng răng cưa, trắc diện bãi không đầy đủ (chủ yếu là bãi biển một sườn) (hình 3.16). Về mặt hình thái, mặt cắt bãi biển một sườn theo hướng từ biển vào bờ, trắc diện bãi bao gồm các bộ phận: val cát hiện đại còn bị ngập nước → rãnh trũng dưới chân mức nước triều thấp → bề mặt bãi nghiêng thoải → vách xói lở gần như dốc đứng cao từ 1,0 đến 2,0 mét hoặc cao hơn → chuyển lên bề mặt tích tụ biển cổ hơn (thường là bề mặt 3-6 mét) hoặc các cồn cát đang bị phá huỷ do sóng. Đơi nơi, do xói lở mạnh, nên khơng có các vách xói. Thay vào đó, cát bãi biển được chuyển vào bồi lấp phần địa hình thấp ở phía sau. Có trắc diện kiều này, có lẽ là do động lực của sóng ở đây khơng mạnh và địa hình đáy biển gần bờ tương đối thoải.
Hình 3.16. Đường bờ nước dạng răng cưa, bãi biển một sườn là dấu hiệu xói lở trên trầm tích bở rời ở Phường 7 - Tuy Hịa (Ảnh Lê Đình Nam, 5/2013)
Tại điểm khảo sát Hịn Khói, gần đây, hiện tượng xói lở đã vận chuyển trầm tích bờ rời làm lộ nền san hơ phía dưới (hình 3.17)
Hình 3.17. Xói lở đã bóc lớp trầm tích cát làm lộ bề mặt nền san hơ ở Hịn Khói (Ảnh Lê Đình Nam, 5/2013)
Hình 3.18. Xói lở mạnh ở Bờ biển phía nam cửa sơng Đà Rằng, thuộc xã Hòa Hiệp Bắc (Ảnh Vũ Văn Phái, 5/2013)