Thềm sơng là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, kéo trên toàn bộ hay một bộ phận của thung lũng, bên trên được giới hạn bằng một bề mặt bằng phẳng (mặt thềm), phía dưới - bằng một vách phân cách nó với một bậc khác hoặc đáy thung lũng, do hoạt động của dòng sơng tạo nên và khơng cịn bị nước lũ tràn ngập. Diện phân bố thành tạo này trong khu vực nghiên cứu bắt gặp ở thung lũng sông Suối Cái, Sông Lô Chai, sông Mang Mana, thành dải hẹp theo hướng dịng sơng và được mở rộng ở phần hợp lưu. Thành phần cấu tạo gồm sạn, sỏi, cát, sét, cát-bột màu vàng. Trên ảnh vệ tinh, bề mặt thềm thể hiện bởi các dải hẹp đứt quãng, tôn ảnh sáng tối, cấu trúc ảnh ô mạng, loang lổ. Trầm tích có tuổi Holocen giữa (Q22). Do đó, chúng tơi tạm xếp tuổi địa hình trùng với tuổi địa chất.
Hình 3.5. Lịng sơng, bãi bồi cao, thềm sơng bậc 1 và xa xa là nón núi lửa, Tây Hịa - Phú Yên (Ảnh Vũ Văn Phái, 5/2013)
Bãi bồi cao phát triển không liên tục dọc theo các sông. Thông thường gắn với bậc thềm nêu trên, nên trên bản đồ đo vẽ tỷ lệ 1/100.000 chúng tôi gộp chung vào thành tạo thềm sông. Trên ảnh vệ tinh bãi bồi cao có dạng dải hẹp bám sát lịng sơng, tơn ảnh sáng, xám tối, cấu trúc loang lổ. Bề mặt bãi bồi cao khá bằng phẳng,
cao 3-6m rộng từ vài chục mét đến 500-700m. Trầm tích cấu tạo nên bãi bồi cao là cát sạn lẫn cát bột, cát sét dày 3,5-4m. Các bãi bồi cao này chỉ bị ngập nước khi có lũ. Đây là đối tượng được sử dụng vào mục đích trồng cây nơng nghiệp ngắn ngày và khai thác sét gạch ngói.