Đây là loại địa hình khá đặc trưng ở bãi biển có các đoạn bờ lộ đá gốc ngay trên bờ biển. Chúng có thể bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều xuống. Thơng thường, phần mài mịn phân bố phía trên mức nước triều trung bình và phần tích tụ nằm ở phần dưới. Các đá gốc lộ ra dọc bờ biển chủ yếu là các đá trầm tích gắn kết hệ tầng Nha Trang; trên đá xâm nhập phức hệ Định Quán, phức Đèo Cả. Tùy thuộc vào đặc tính của các đá lộ ra ở bãi biển sẽ quy định đặc điểm hình thái cũng như vật liệu tích tụ. Vật chất tích tụ trên loại bãi này có kích thước rất đa dạng từ cuội tảng đến cát sạn (hình 3.12, 3.13). Loại bãi biển này hình thành một số dạng địa hình mài mịn đặc trưng đó là các bench (bãi biển mài mịn) và klif (vách biển) (hình 3.14, 3.15) phát triển trên đá trầm tích lục ngun thuộc hệ tầng La Ngà ở Hịn Khói ở An Chấn - Phú Yên hay trên trầm tích phun trào của hệ tầng Nha Trang. Đối với các bãi phát triển trên đá magma xâm nhập thì cấu tạo bãi là các khối đá lô nhô trên mặt bãi, xen giữa chúng là các vật liệu trầm tích có kích thước và độ mài trịn rất khác nhau. Trên các bãi này lộ ra khá nhiều khối đá có kích thước khác nhau với độ mài nhẵn cũng rất đa dạng. Cịn vật liệu tích tụ của nó có kích thước từ cát cho đến cuội tảng.
Hình 3.12. Bãi cuội, tảng được hình thành do sóng phá hủy đá gốc và tích tụ tại chổ ở chân núi Cầu Hin - Phường Phước Đông, huyện Cam Lâm - TP. Nha Trang
(ảnh Lê Đình Nam, 5/2013)
Hình 3.13. Bãi tích tụ bằng cuội được sóng vận chuyển các vật liệu phá hủy ở Mũi Cầu Hin ở phường Phước Đông, TP Nha Trang. (Ảnh Vũ Văn Phái, 5/2013)
Hình 3.14. Klif và bench phát triển trên đá bazan hệ tầng Đại Nga ở Gành Ông (An Chấn - Phú Yên)