41) Bề mặt tích tụ-xâm thực do tác động của dịng chảy gần đáy chiếm ưu thế.
4.2. Các tai biến địa mạo trên bờ biển Tuy Hòa-Nha Trang
Các tai biến thiên nhiên liên quan với hoạt động địa mạo được gọi chung là
tai biến địa mạo (geomorphological hazard). Khái niệm này đã được nhiều nhà khoa học phương Tây đưa vào các văn liệu và sử dụng từ cuối thế kỷ 20 liên quan tới những vấn đề về môi trường [83, 85]. Kèm theo tai biến địa mạo là rủi ro địa mạo (geomorphological risk).Theo Panizza M. [83], tai biến địa mạo là “khả năng của một hiện tượng bất ổn định địa mạo nào đó và với cường độ nhất định có thể xảy ra trên một vùng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định”. Mặt khác,
trong bất kỳ môi trường địa mạo nào, trong thời đại ngày nay đều có tác động của con người. Do đó, cả tác động của các nhân tố tự nhiên và con người đều có thể làm cho lãnh thổ dễ bị tổn thương dẫn đến tai biến. Nếu các tai biến địa mạo gây hậu quả về kinh tế và xã hội cho một vùng nào đó thì nó trở thành rủi ro địa mạo. Từ đó, Panizza M., về mặt hình thức, cho rằng, “rủi ro địa mạo bằng „tích‟ của tai biến địa
mạo nhân với khả năng tổn thương kinh tế và xã hội của lãnh thổ”[83].
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá tai biến thiên nhiên nói chung và tai biến địa mạo nói riêng, người ta sử dụng các tham số sau đây:
- Tai biến thiên nhiên (H) là khả năng có thể xảy ra sự kiện trong một thời
gian về lý thuyết và trên một khu vực đã cho đối với một hiện tượng nào đó (lũ lụt, trượt đất, v.v.) có sức phá hoại tiềm ẩn.
- Tổn thương (vulnerability- V) là mức độ thất thoát (hoặc phá huỷ) gây ra do tai biến thiên nhiên (H) với cường độ nh t định nào đó và được biểu thị từ 0 (khơng bị phá huỷ) đến 1 (bị phá huỷ hoàn toàn).
- Rủi ro (Rs) là mức độ mất mát do tai biến thiên nhiên đặc biệt (H) gây ra và được biểu diễn bằng H x V (hình thức).
- Các yếu tố rủi ro (E) bao gồm dân cư, tài sản, các hoạt động kinh tế, các
dịch vụ, v.v. khi bị rủi ro trong một khu vực nào đó.
- Tổng rủi ro (Rt) là số người thiệt mạng, số người bị ảnh hưởng đến đời
sống, tài sản bị phá huỷ, v.v. do hiện tượng tai biến thiên nhiên đặc biệt (H) và được biểu diễn bằng Rs x E.
Do dó, một cách hình thức có thể biểu diễn tổng rủi ro như sau: Rt = E x Rs = E x H x V
Dưới đây là một sơ đồ minh họa về hiện tượng xói lở bờ biển đang diễn ra rất mạnh ở đọcải bờ biển Việt Nam.
Hình 4.13. Sơ đồ phức hợp nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển (chỉnh sửa từ Gegar, 2006) [75]
Một số tai biến địa mạo chủ yếu ở đới bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang
Vùng bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang, có hệ thống vũng vịnh và đảo chắn rất tốt, cùng hệ thống bãi cát hình thành theo cơ chế lấp góc, nên năng lượng địa hình gây tai biến là không nhiều.
Những tai biến vùng biển chủ yếu xẩy ra ở vùng biển Tuy Hòa - Nha Trang do tự nhiên và tác động của con người. Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được như sau:
Hiện tượng xói lở vùng bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang
Trên phạm vi cả nước, vùng bờ biển Tuy Hòa - Nha Trang không phải là trọng điểm, nhưng tại một số vị trí, xói lở cũng đã tác động đến cảnh quan, các cơng trình và đời sống nhân dân.Tình trạng sạt lở bờ sơng Ba đoạn qua các huyện Phú Hịa, Tây Hịa, Đơng Hịa và TP. Tuy Hòa đang diễn ra phức tạp, nhất là khi các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh xả lũ. Nhiều diện tích đất dọc bờ sơng bị cuốn trôi, nhiều khu dân cư bị uy hiếp.
Hình 4.14. Khắc phục sạt lở tại khu vực phía bắc cửa biển Đà Rằng - TP Tuy Hịa (Ảnh A. Ngọc)
Hình 4.15. Đoạn bờ biển bị xói lở trở nên rất dốc ở phường 6, Tuy Hòa (ảnh trái); Bờ biển phía nam cửa sơng Đà Rằng, thuộc xã Hịa Hiệp Bắc bị xói lở mạnh (ảnh
phải) (Ảnh Vũ Văn Phái, 5/2013)
* Sạt lở nhiều đoạn bờ sơng
Tình trạng sạt lở dọc bờ sông Ba trở nên nghiêm trọng hơn trong khoảng 1 tuần nay, kể từ khi các nhà máy thủy điện xả lũ với lưu lượng lớn. Tại đoạn sông thuộc thôn Phú Lộc, xã Hịa Thắng đến thơn Vĩnh Phú, xã Hòa An (Phú Hòa) dài khoảng 4km, dịng chảy sơng Ba kht nham nhở bờ, trong đó có khoảng 500m bị
sạt lở đặc biệt nghiêm trọng. Ơng Phan Kim Hùng ở thơn Phú Lộc, cho biết: “Hàng năm vào mùa mưa lũ, đoạn sông Ba đi qua thôn Phú Lộc đều bị sạt lở, có năm nước ăn sâu vào đất liền khoảng 5 đến 7m đất. Năm nay, tình trạng sạt lở lại tiếp tục xảy ra khoảng 1 tuần qua. Nước sông lớn cộng với các nhà máy thủy điện xả lũ nên nước khoét sâu vào tận đường làng, nhiều nơi bị khoét hầm ếch rất nguy hiểm khi đi lại. Nếu không khắc phục kịp thời thì khơng lâu nữa nước sẽ ăn sâu vào tận sân vườn, nhà cửa của bà con ở đây”. Ơng Lê Ngọc Tính, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Hịa, cho biết: “Thời gian qua, nhiều diện tích đất canh tác dọc bờ sông thuộc thôn Phú Lộc bị cuốn trôi do sông Ba sạt lở, hàng trăm hộ dân ở khu vực này có khả năng bị ảnh hưởng nếu tình trạng trên không được khắc phục kịp thời. UBND huyện Phú Hịa đã cho người rào chắn, khơng để người dân qua lại khu vực bị sạt lở. Huyện cũng có phương án cho đổ đất, đá tại những vị trí bị sạt lở và kiến nghị tỉnh sớm cho triển khai xây dựng kè Phú Lộc”.
Tại các khu vực dọc bờ sông Ba thuộc xã Hòa Phú (Tây Hịa), xã Hịa Thành (Đơng Hịa), tình trạng sạt lở bờ sơng cũng xảy ra khá phức tạp. Theo ơng Trần Trọng Kỳ, Phó chủ tịch UBND huyện Tây Hịa, khu vực dọc sơng Ba thuộc các thôn Liên Thạch, Thạch Bàn, Lạc Mỹ (xã Hòa Phú), nhiều năm nay thường xuyên bị sạt lở. Năm 2012, tại khu vực thôn Thạch Bàn, nước sông Ba đã cuốn trôi 1 đoạn bờ sông dài khoảng 500m, lấn sâu gần 10m vào khu dân cư và đất canh tác của người dân, uy hiếp đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân…
Tại cửa biển Đà Diễn, phường 6 (TP Tuy Hịa), tình trạng sạt lở cũng nghiêm trọng khơng kém. Ơng Phạm Minh Thảo, Chủ tịch UBND phường 6 cho biết, tình trạng sạt lở khu vực phía bắc cửa biển Đà Diễn diễn ra khoảng nửa tháng nay, nhưng nặng nhất là từ chiều 4/10. Nước lũ đổ ra cửa biển rất mạnh, gặp triều cường nên tạo một dịng xốy khiến bờ phía bắc cửa Đà Diễn bị sạt lở nặng. Nhiều diện tích đất bị cuốn trơi, có nơi nước ăn sâu vào đất liền khoảng 40 đến 50m so với năm vừa rồi. [97]
Hoạt động khai thác ở Nha Trang
Nguồn cát vơi (cát san hơ màu trắng) q hiếm chỉ có ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và dọc bờ biển đảo Mỹ Giang, xã Ninh Phước (TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa). Thế nhưng, người dân đưa xe cơ giới ồ ạt khai thác loại cát này để phục vụ cho
trồng tỏi, gây biến dạng bờ biển, sạt lở và hủy hoại môi trường. Trong khi chính quyền địa phương làm ngơ để “cát tặc” hồnh hành
Những tác động của con người đến đới bờ của vùng biển Tuy Hịa-Nha Trang
Hình 4.16. Khai thác cát vơi phá nát bờ biển đảo Mỹ Giang. (Ảnh: L.PHONG)
* Xâm lấn không gian vịnh Nha Trang
Là một trong những vịnh đẹp của Thế giới, danh thắng quốc gia và là linh hồn của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa… thế nhưng vịnh Nha Trang đang bị xâm hại bởi việc san, lấp, lấn biển…
Hình 4.17. Quá trình xây dựng các dự án ngầm trên bãi biển đã ít nhiều tác động đến cảnh quan vịnh Nha Trang (ảnh trái); Doanh nghiệp Mường Thanh Nha Trang