Lịng sơng và bãi bồi thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 52)

Trong vùng nghiên cứu, thành tạo này đều được phân bố ở phần hạ lưu các con sông. Do chảy trên một khu vực khá bằng phẳng và thấp, nên đáy của chúng đã đạt tới trắc diện cân bằng. Hình thái các đáy thung lũng có dạng chữ U với vách dốc đứng cao tới 2m. Quá trình xâm thực ngang thay thế quá trình xâm thực sâu làm mở rộng lịng sơng, nên dọc hai bên bờ sơng gặp nhiều những vách sạt lở ở khu vực gần cửa như ở sông Đà Rằng, sông Cái... Mỗi khi vào mùa mưa lũ, dưới đáy các thung lũng sơng xuất hiện q trình tích tụ vật liệu tướng lịng sông gồm: cuội, sỏi sạn, cát nằm hỗn độn. Ở vùng gần cửa các sông lớn, các bãi bồi và dòng chảy được phân bố theo kiểu vặn thừng.

Các bãi bồi thấp phân bố trong các thung lũng sơng suối. Có kích thước đáng kể là các bãi bồi phân bố chủ yếu ở phần hạ lưu các sông Đà Rằng, sông Cái tạo thành các dải cao 0-2m, rộng từ vài mét đến vài chục mét phân bố so le dọc theo sơng. Trong số các thành tạo này cịn có rất nhiều đảo tích tụ trong lịng sơng. Ngồi ra các thành tạo này còn gặp ở các suối nhỏ. Chúng dễ bị thay đổi do tác động của dòng chảy và bị ngập nước vào mùa mưa lũ, cịn vào mùa khơ hầu như khơng có nước chảy. Trầm tích cấu tạo bãi bồi thấp là cát, cát sạn thạch anh, cát ít khống, cuội sỏi đa khống dày một vài mét. Đây là đối tượng có thể khai thác vật liệu xây dựng. Vì diện tích nhỏ, nên trên bản đồ cả 2 dạng địa hình này được gộp chung với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)