Cách tiếp cận nghiên cứu địa mạo bờ biểntrong quản lý thống nhất đới bờ biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 25 - 27)

bờ biển

Tiếp cận hệ thống chính là cơ sở phương pháp luận để hình thành và phát triển một hệ thống quản lý và sử dụng bền vững hệ thống đới bờ biển. Với cách tiếp cận này, cho phép nhìn nhận các vấn đề ở đới bờ biển trong một tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ hệ thống cấp cao (có thể là tồn bộ đới bờ biển) đến hệ

thống thành phần cấp thấp hơn (là các vùng địa lý theo quan điểm địa hệ thống và các hệ sinh thái theo quan điểm sinh thái học). Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống cấp cao thì phải giải quyết các vấn đề của hệ thống thành phần và ngược lại. Các hệ thống hướng tới bền vững thì phải thay đổi các hành vi tương tác từ ít (kém) bền vững sang trạng thái có tính bền vững cao hơn. Tương tác giữa các hệ thống thuộc một hệ thống cấp cao hơn quyết định tính bền vững của hệ thống theo quan điểm phát triển bền vững.

Cơ sở lý thuyết của địa mạo học nói chung và địa mạo bờ biển nói riêng là mối tương tác giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Riêng đối với địa mạo bờ biển, thì sóng biển và các loại dịng chảy sinh ra do nó là nhân tố quyết định tạo nên các thành tạo địa hình bờ biển trong mối quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện khí hậu và địa chất kiến tạo khu vực. Với quan niệm sóng là nhân tố chủ đạo trong q trình tạo ra và tiến hố các thành tạo địa hình ở đây, người ta đã chia ra 3 đới động lực ở khu bờ hiện đại là: 1) Đới sóng vỗ bờ; 2) Đới sóng vỡ và biến dạng và 3) Đới sóng

lan truyền. Việc phân chia như vậy là tuỳ thuộc vào khả năng tác động của sóng đến

đáy và ngược lại, đáy biển ảnh hưởng đến sự biến dạng của sóng. Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay đều xác nhận rằng, khi giá trị h/H = 0,14 là lúc giữa sóng và đáy có tác động lẫn nhau và khi h/H = 0,78 là lúc sóng bị phá huỷ mạnh nhất và tác động đến đáy lớn nhất để tạo ra địa hình đặc trưng - đó là các bar cát ngập nước (ở đây h là độ cao của sóng, cịn H là độ sâu đáy biển). Trên cơ sở lý thuyết như vậy, thì khu vực nghiên cứu cũng được chia thành 3 đới động lực là: Đới sóng vỗ bờ, đới sóng vỡ và biến dạng; đới sóng lan truyền. Các đới hình thái tương ứng với chúng là đới bãi, đới val ngầm - sườn bờ ngầm và đới thềm lục địa phía trong.

Từ những điều trình bày trên cho thấy, để đạt được hiệu quả tốt trong nghiên cứu các hợp phần của tự nhiên, trong đó có địa hình, cần phải đi theo hướng tiếp cận

hệ thống. Theo cách tiếp cận này, toàn bộ khu vực nghiên cứu được xem là một hệ

thống địa mạo mở. Sự phát triển và tiến hố của nó phụ thuộc vào mối tác động tương hỗ giữa nhiều nhân tố cả bên trong của hệ (các nhân tố chủ quan) với các nhân tố khác từ bên ngoài hệ (tức là các hệ khác, nhân tố khách quan) cả của biển lẫn của lục địa. Trong hệ thống này, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể. Trong thời kỳ

hiện đại, ngoài những biến động khách quan từ tự nhiên, các hoạt động của con người đều có ảnh hưởng hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp đến sự biến đổi địa hình mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)