Bề mặt tích tụ nghiêng thoải hiện đại do tác động của triều-sóng chiếm ưu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 65 - 66)

hoặc cát mịn). Bãi biển ở đây thường thoải và rộng. Hiện nay, địa hình này đang bị thu hẹp do xây dựng các đầm nuôi tôm.

30) Bãi biển tích tụ do tác động sơng-biển

Bãi biển do tác động của sông - biển được phát triển ở cửa các sông ở xã Vạn Long, H.Vạn Ninh (Khánh Hồ). Trong đó, yếu tố biển do sóng đóng vai trị chủ đạo với các bar cửa sơng được thành tạo là rất điển hình. Thành tạo địa hình này có thể gặp được ở cửa sơng. Trầm tích cấu tạo nên bề mặt của nó cũng là cát bùn.

3.1.2.2. Địa hình trong đới sóng phá huỷ và biến dạng

Trong đới sóng phá hủy và biến dạng của vùng nghiên cứu có thể chia ra các thành tạo địa hình sau đây.

31) Bề mặt tích tụ nghiêng thoải hiện đại do tác động của triều-sóng chiếm ưu thế chiếm ưu thế

Diện phân bố ở phía cửa vịnh Nha Trang trong phạm vi độ sâu từ 20-40 mét với diện tích hẹp. Trong phạm vi này, nó được hạn chế bởi đảo Hịn Tre ở phía Nam, hịn Câu và hịn Dung ở phía Đơng và phía Bắc là dải san hơ ngầm. Bề mặt địa hình này được phân bố trong khoảng độ sâu từ 20 đến 35-40 mét. Trên mặt cắt đo sâu hồi âm theo tuyến T-26, địa hình đáy được thể hiện dưới dạng lượn sóng thoải với 3 đỉnh có độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài: lần lượt là 10, 13 và 17 mét; sau đó địa hình đáy lại nghiêng thoải đều (giá trị độ nghiêng khoảng 0,0016) cho đến phía Tây-Bắc Hịn Câu thì độ sâu tăng đột ngột tạo thành vách dốc (độ nghiêng đạt giá trị khoảng 0,03). Độ lớn của hạt trầm tích cấu tạo nên bề mặt này cũng giảm dần theo hướng địa hình vừa nêu: từ cát-sạn chuyển sang cát bùn. Theo các đặc trưng nêu trên, có thể xem đây là bề mặt địa hình đáy hiện nay đang bị cải biến do tác động của sóng và thuỷ triều. Cũng có thể, trước đây vào đầu Holocen, khu vực này là cửa vịnh Nha Trang cổ và q trình di chuyển và tích tụ trầm tích đã tạo nên một bar cửa vịnh với 3 val bờ mà hiện nay vẫn chưa bị xố nhồ hết. Qua những đặc điểm trên cho thấy đây có thể là một đoạn đường bờ cổ và hiện nay đang diễn ra hoạt động xói lở - bồi tụ, cho nên khu vực này cũng có khả năng thuận lợi cho tập trung sa khoáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)