Tính đến q IV/2015, giá th trung bình tại TP.HCM là 2,86 trđ/m2/một kỳ hạn thuê (115,2USD/m2), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê khu công nghiệp tăng chủ yếu do giá chào thuê cao hơn của khu công nghiệp mới. Ngay trong TP.HCM thì giá th cũng có sự chênh lệch đáng kể. Hiện tại giá thuê khu công nghiệp ở Quận 7 đắt nhất, đạt mức 5,8 trđ/m2/thời hạn thuê, cao hơn 3,65 lần so với quận rẻ nhất là Củ Chi với giá thuê bình quân là 1.59 trđ/m2/thời hạn thuê. Giá cho th đất cơng nghiệp cao ở TP. Hồ Chí Minh do chi phí đất cao cũng như cơ sở hạ tầng phát triển, trong khi những khu cơng nghiệp tại các tỉnh lân cận có giá trung bình khoảng 0,89 – 1,56 trđ/m2 (~40 – 70 USD/m2). [11;24]
c. Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh [29;18-20]:
Hải Phịng, khơng khó hiểu khi Bắc Ninh là nơi thu hút các tập đoàn kinh tế toàn cầu như Microsoft, Samsung, Canon, Intel… đến đặt nhà máy sản xuất. Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh hiện đang quản lý các khu cơng nghiệp tại Bắc Ninh.
Tính đến đầu năm 2016, Bắc Ninh đã có 16 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 5.678,83 ha và tổng vốn đầu tư là 17.958,49 tỷ đồng. Trong đó có 09 KCN đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động với vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 12.582,19 tỷ đồng (Bảng 2.4).
Phân bố các KCN có sự tương phản rõ nét giữa hai khu vực: Khu vực Bắc sông Đuống (gồm các huyện, thành phố, thị xã: Bắc Ninh, Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ, Từ Sơn) là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ về KCN với mật độ khá dày và là những KCN đã và đang hoạt động hiệu quả (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn). Còn khu vực Nam sông Đuống (gồm các huyện: Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình) hình thành một số KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
Các KCN đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ văn bản pháp lí về việc thành lập và hoạt động. 13 KCN được cấp GCN đầu tư cho 16 dự án hạ tầng KCN với tổng diện tích quy hoạch 5.111,50 ha và diện tích đất cơng nghiệp cho th là 3.476,41 ha. 9 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 3343,13 ha, diện tích đất cơng nghiệp cho thuê là 2.017,61 ha, đã cho thuê 1.415,87 ha đất công nghiệp; Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 73,92%, trên diện tích đất thu hồi 86,57%. Các thủ tục theo phân cấp và ủy quyền được giải quyết tại ban quản lí các KCN Bắc Ninh rất nhanh chóng và hiệu quả, góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh.
Trong năm 2015, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã, cấp mới 154 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 636,83 triệu USD, cụ thể: 44 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 3.553,95 tỷ VND tương đương 169,24 triệu USD; 110 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 467,59 triệu USD. Cấp 355 lượt dự án điều chỉnh (FDI 285 lượt; trong nước 70 lượt); Trong đó 130 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư: 103 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn 308,43 triệu USD (Trong nước 24 dự án; FDI là 89 dự án) và 17 lượt dự án điều chỉnh giảm vốn đầu tư 48,06 triệu USD.
Như vậy, trong năm 2015, tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng là 896,81 triệu USD, đạt gần 200% so kế hoạch năm 2014. Lũy kế đến nay, đã cấp 1.069 Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư (trong nước là 381, FDI là 688) với tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt 13.201,87 triệu USD (trong nước là 34.953,78 ỷ đồng tương đương 1.692,6 triệu USD, FDI là 11.509 triệu USD).
Năm 2015, Bắc Ninh đứng trong đầu các tỉnh thành phố trong cả nước có sức thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã đầu tư vào KCN như SamSung, Canon, ABB, Mapletree…
Các KCN cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm và giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh. Đến nay, các KCN Bắc Ninh sử dụng 231.341 lao động, trong đó: lao động địa phương là 69.633 lao động (chiếm 30,1%); lao động nữ là 153.232 người (chiếm 66,24%), lao động nước ngoài đang làm việc tại KCN 2.848 người. So với năm 2014, số lao động năm 2015 tăng lên 26.468 lao động, đạt 176,45% so với kế hoạch năm 2015. Lao động có tay nghề và trình độ chun mơn trong các KCN đã góp phần nâng cao trình độ lao động tồn tỉnh.
Ban quản lý làm việc với các chủ đầu tư hạ tầng KCN về công tác bảo vệ môi trường tại các KCN; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp KCN: Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, VSIP Bắc Ninh, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành II, Thuận Thành III. [29;19].
Bảng 2.1. Các khu cơng nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh, tính đến năm 2016 [29;20-21]
TT Tên KCN Cơ cấu ngành sản xuất Vốn đầu tƣ đăng
ký (tỷ đồng)
Diện tích theo quy hoạch (ha) Các KCN đang hoạt động
1 Tiên Sơn Điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao 834,3 402.81
2 Đại Đồng – Hoàn Sơn Điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao, chế biến thực phẩm 1.039,4 368,31
3
Yên Phong I Điện tử, các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho
sản xuất điện tử, sản phẩm công nghệ cao 989,7 344,81
Yên Phong I mở rộng
Chế biến nông sản, thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; Điện, điện tử, cơ khí lắp ráp; Vật liệu xây dựng
2.908,0 313,90
4 VSIP - Bắc Ninh Điện, điện tử, lắp ráp cơ khí kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm
1.680,0 485,00
5 Quế Võ Điện, điện tử, lắp ráp kĩ thuật cao 1.114,3 636,95
6 Quế Võ II Điện, điện tử, lắp ráp kĩ thuật cao, chế biến thực phẩm, chế biến hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng
490,2 269,48 7 Thuận Thành III Công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển 1.357,3 437,96
8 Hanaka Điều chỉnh phát triển đô thị 405,59 54,22
(phân khu A)
Các KCN đang triển khai xây dựng
10 Yên Phong II Điện, điện tử, lắp ráp điện tử hoàn chỉnh, thiết bị viễn
thông 1.617,1 273,22
11 Thuận Thành II Sản xuất, lắp ráp điện tử kĩ thuật cao, chế biến thực
phẩm 1.280 252,60
12 Gia Bình Sản xuất, lắp ráp điện tử kĩ thuật cao, chế biến thực
phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc 1.312 306,69
13 Quế Võ III Công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển 1.167,2 521,70
Các KCN chƣa triển khai xây dựng
14 Thuận Thành I Điều chỉnh phát triển đô thị - 250,00
15 Gia Bình II Điều chỉnh phát triển đô thị - 250,00
16 An Việt – Quế Võ 6
Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, chế tạo sản phẩm cơ khí nơng nghiệp; Sản xuất, gia công sản phẩm may mặc, dệt, da giầy; Chế biến hàng nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Sản xuất các sản phẩm hóa chất, phân bón
- 78,68
Tổng: 17.958,49 5.678,83
Trong quá trình phát triển, các KCN cũng bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn cần khắc phục:
Thứ nhất, Cơng tác quy hoạch KCN được chú trọng, tuy nhiên quy mô KCN
chưa được lượng hoá cho phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, chức năng KCN chuyên ngành chưa rõ rệt. Việc cấp phép xây dựng được thực hiện theo đúng yêu cầu, trình tự, quy định nhưng trong cơng tác thanh tra, kiểm tra do còn thiếu kinh nghiệm, việc uỷ quyền các chế tài xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng còn khiêm tốn, chỉ dừng ở mức phát hiện, báo cáo, dẫn tới thiếu tính linh hoạt trong công tác quản lý.
Thứ hai, Tỉ lệ lấp đầy tại một số KCN còn thấp như Quế Võ II (20,98%), Hanaka (26,58%), Thuận Thành II (18,82%). Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo, thống kê, gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp, báo cáo, phân tích và dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ ba, là vấn đề thiếu lao động khi các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và
người lao động thiếu hiểu biết về các chính sách pháp luật.
Thứ tư, là môi trường tại các KCN còn nhiều bất cập, tính đến năm 2016,
trong 09 KCN đã đi vào hoạt động: 06 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động; 02 KCN đang vận hành chạy thử; 01 KCN (Hanaka) đã cam kết với Tổng cục Môi trường trong năm 2017 tiến hành xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, dự kiến đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải vào tháng 12/2017.
Thứ năm, về việc thanh tra, kiểm tra mặc dù đã có Quy chế phối hợp nhưng
tình trạng kiểm tra trong các doanh nghiệp KCN giữa các ngành, các cấp còn chồng chéo; Cấp huyện thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp KCN nhưng không thông báo cho Ban quản lý và các Sở, ngành có liên quan
1.3.3. Tình hình lao động và mơi trường ở khu vực xây dựng khu công nghiệp ở nước ta hiện nay [11],[2]
Việc phát triển các KCN trên cả nước đã giải quyết việc làm cho hơn 2,6 triệu lao động, trong đó số lao động nhập cư chiếm khoảng 70 - 80% và có nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN. Các khu nhà ở tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách địa phương hoặc từ doanh nghiệp) cung cấp khoảng 20% chỗ ở cho những người lao động này. Trên 80% người lao động còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư với chất lượng sinh hoạt kém, không đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khoẻ cho cơng nhân lao động...
Bảng 1.2. Tình hình thu hút đầu tƣ và lao động các KCN
Vùng Đầu tƣ nƣớc ngoài (triệu USD) Đầu tƣ trong nƣớc (tỷ đồng) Lao động (1.000 ngƣời) Dự án Đăng ký Thực hiện Dự án Đăng ký Thực hiện TDMN phía Bắc 183 6.324 2.526 332 41.312 23.126 94,1 Đồng bằng Sông Hồng 1.337 20.642 11.967 1.101 113.484 65.429 578,9 Duyên hải miền Trung 204 3.890 1.345 986 63.200 25.454 170,4 Tây Nguyên 25 156 38 149 9.099 3.202 7,1 Đông Nam Bộ 3.173 44.371 26.518 1.726 190.583 112.587 1.164,00 Tây Nam Bộ 403 3.984 2.226 968 94.350 25.325 235,8 Tổng 5.325 79.365 44.620 5.262 512.028 255.124 2.250,30
(Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015 [2;12])
Trong giai đoạn 2010-2015, có tổng số 110 dự án nhà ở công nhân KCN được đăng ký để đáp ứng chỗ ở cho khoảng 960.000 lao động. Trong đó đã có 27
dự án được khởi công để giải quyết chỗ ở cho khoảng 139.800 công nhân lao động tại các KCN ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Long An, Thái Nguyên. Ngoài ra, một số doanh nghiệp/KCN tiêu biểu tự xây dựng khu nhà ở cho người lao động gồm: KCN Long Hậu (Long An), Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam (KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), Công ty Formosa (KCN Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai), Texhong (KCN Hải Yên)...
Để tạo điều kiện giải quyết vấn đề quỹ đất và quy hoạch nhà ở gắn với quy hoạch KCN, Luật Đầu tư năm 2014 đã bổ sung quy định về phát triển nhà ở và cơng trình dịch vụ, tiện ích cơng cộng cho người lao động trong KCN, KKT tại Điều 21.
Quy định nêu trên được xây dựng dựa trên quy định tại Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT về việc dành một phần diện tích KCN đã giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở cho người lao động. Quy định nêu trên thực sự đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển nhà ở cho người lao động KCN ở một số địa phương (như trường hợp KCN n Bình, tỉnh Thái Ngun).
Để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở cơng nhân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó yêu cầu UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN và quy định nhiều cơ chế ưu đãi cho dự án đầu tư nhà ở xã hội như: ưu đãi về tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi tín dụng.
Tuy nhiên, để thu hút khu vực tư nhân, huy động nguồn vốn xã hội hóa, đặc biệt là nguồn vốn của chính doanh nghiệp ở trong KCN vào xây dựng nhà ở cho người lao động thì ngồi quỹ đất, quy hoạch, cơ chế ưu đãi và hỗ trợ cho dự án đầu tư nhà ở xã hội, cần phải tạo mặt bằng và hạ tầng trên đất thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng nhà ở. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những cơ chế, chính sách
ưu đãi hơn nữa, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính để phát triển nhà ở cho người lao động tại các địa phương nói chung và các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nói riêng.
Các chính sách cải thiện đời sống người lao động như tiền lương, đào tạo, chăm sóc y tế, giáo dục cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động đã được quan tâm theo hướng tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động.
b. Môi trường khu công nghiệp [11],[2]
Tính đến tháng 12/2015, trong số 304 KCN đã được thành lập có 178 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm 58% tổng số KCN đã được thành lập và 86% tổng số KCN đang hoạt động. So với kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có nhà máy XLNT tập trung đang vận hành đã tăng lên đáng kể; gấp 4,2 lần năm 2006; gấp 1,5 lần năm 2010. Tính riêng trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, đã có thêm 76 KCN đã đi vào hoạt động có nhà máy XLNT tập trung. 85% doanh nghiệp thứ cấp đấu nối vào hệ thống XLNT chung của KCN. Tổng công suất XLNT của các nhà máy hiện đang hoạt động đạt 720 ngàn m3/ngày đêm, công suất trung bình đạt 4.046 m3/ngày đêm/nhà máy vào cuối tháng 12/2015 so với tổng công suất XLNT của các nhà máy hiện đang hoạt động đạt 354 ngàn m3/ngày đêm, cơng suất trung bình đạt 3.474 m3/ngày đêm/nhà máy vào cuối tháng 12/2010.
Ngoài ra, hiện có 32 KCN đang xây dựng cơng trình XLNT tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 96 ngàn m3/ngày đêm. Trong thời gian tới, các địa phương cũng đã lập kế hoạch để xây dựng mới và mở rộng thêm 62 nhà máy XLNT tập trung với tổng công suất 248 ngàn m3/ngày đêm. Như vậy, trong trường hợp tất cả các KCN được lấp đầy 100%, thì cơng suất XLNT của các nhà máy XLNT hiện có và sẽ xây dựng về cơ bản sẽ đáp ứng lượng nước thải trong KCN.
Hiện nay, các nhà máy XLNT đã đi vào hoạt động tập trung phần lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, chiếm 69,7% tổng số KCN có nhà máy XLNT đi vào hoạt động và bằng 76,3% tổng công suất các nhà máy XLNT hiện có.
Nhìn chung, với sự quan tâm chỉ đạo của các địa phương, nhận thức và việc thực thi quy định về pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 là đến năm 2015 có 100% các KCN đi vào hoạt động có hệ thống XLNT tập trung đạt tiêu chuẩn mơi trường, thì các địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng được yêu