Hình 2.5 Quy hoạch khu công nghiệp Yên Phong II – Bắc Ninh
7. Bố cục của luận văn
2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Yên Phong
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh trong vùng đồng bằng Châu thổ Sơng Hồng, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 13 xã giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hồ và Việt Yên - Bắc Giang; - Phía Nam giáp thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du;
- Phía Đơng giáp thành phố Bắc Ninh;
- Phía Tây giáp huyện Đơng Anh và Sóc Sơn - Hà Nội. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng:
- Từ 210 08‟ 45” đến 210 14‟30” độ vĩ Bắc;
- Từ 1050 04‟ 30” đến 1060 04‟15”độ Kinh Đơng.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện n Phong
Huyện n Phong có diện tích tự nhiên là 9.686,15 ha. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện lỵ Yên
Nội 25 km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A con đường huyết mạch của cả nước 8 km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu hàng không lớn nhất nước 14 km về phía Tây làm cho n Phong có nhiều tiềm lực phát triển thương mại, dịch vụ.
Với vị trí địa lý như vậy n Phong có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. [23;26]
2.1.1.2. Địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Yên Phong mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sơng Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Trên huyện Yên Phong có mặt loại đất đá có tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ, với thành phần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát bột và sét bột. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, có độ dày tăng dần từ 5m đến 10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo sông Cầu. Ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết và bột kết. Bề dày các thành tạo khoảng từ 200m đến 300m. Với đặc điểm này địa chất của huyện n Phong có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng cơng trình. [23;26]
2.1.1.3. Địa hình, địa mạo
Mang đặc trưng của vùng đồng bằng sơng Hồng nên địa hình tồn huyện tương đối bằng phẳng. Địa hình có xu thế dốc từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Độ cao trung bình 4 - 5 m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 7 m, nơi thấp nhất là 2,5 m.
Địa hình tồn huyện được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sơng: sơng Cầu bao bọc phía Bắc huyện, sơng Cà Lồ bao phía Tây huyện và sơng Ngũ Huyện Khê. Địa hình này có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, một đơi chỗ địa hình lại có dạng bậc thang, cao thấp xen kẽ nhau, điều này đã gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, dịch vụ và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. [23;27]
2.1.1.4. Khí hậu
Địa bàn huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, khô, độ ẩm thấp, mùa hè nắng nóng độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình cả năm của Yên Phong là 23,4°C. Độ ẩm khơng khí trung bình trong năm là 83%, độ ẩm khơng khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%. Mỗi năm có lượng mưa trung bình từ 1.512 mm, tháng có mưa nhiều nhất trong năm là tháng 7 với 348,3 mm, tháng có mưa thấp nhất trong năm là tháng 12 với 28,1 mm. [23;27]
Hàng năm, Yên Phong có 1.832,9 giờ nắng, tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 với 263,4 giờ, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 3 với 13,6 giờ. Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm ở Yên Phong là 950 mm, tháng có lượng mưa bốc hơi lớn nhất trong năm là tháng 7 với 109 mm, tháng thấp nhất trong năm là tháng 3 với 67 mm. [23;27]
2.1.1.5. Thuỷ văn
Yên Phong là một trong những huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Nguồn nước mặt: Huyện có 3 con sơng lớn phía Bắc và phía Đơng huyện là Sơng Cầu, phía Nam là sơng Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sơng Cà Lồ.Ngồi các sơng chính có lượng dồi dào nêu trên, huyện cịn có 410 ha ao hồ được phân bố đều ở các làng xã. Đáng kể nhất có 3 đầm lớn: Đầm Nâu ở thơn Đồi xã Tam Giang, Đầm Vọng ở thôn Vọng Nguyệt xã Tam Giang, Đầm Phù Yên xã Dũng Liệt. Với mạng lưới ao hồ phân bố đều ở các xã cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, nguồn nước này cũng đang có dấu hiệu của sự ơ nhiễm cần được xử lý kịp thời để đảm bảo nguồn nước cung cấp trong tương lai.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện có độ sâu trung bình từ 4 - 6 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khơ, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân. [23;28]
Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra.
2.1.1.6. Thổ nhưỡng
Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sơng Cà Lồ, phần cịn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát. Tồn huyện có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu. Sự phân bố và đặc điểm của các loại đất [36;11-12] cụ thể như sau:
* Đất phù sa được bồi tụ hàng năm (Pb)
Loại đất này chiếm khoảng 4,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các bãi bồi ven sơng Cầu, sơng Cà Lồ, ở địa hình cao và vàn cao tập trung ở các xã Hồ Tiến, Tam Giang, Đơng Tiến, Dũng Liệt, Tam Đa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt nhẹ), độ pH = 4,5 - 5,5, kali dễ tiêu từ 8 - 10 mg/100g đất, lân tổng số từ 0,03 - 0,04%, lân dễ tiêu từ 4,7 - 7,1 mg/100g đất, các chất dinh dưỡng khác từ trung bình đến khá. Nhìn chung đất nghèo lân, lại là đất ngồi đê nên về mùa mưa thường bị ngập úng.
* Đất phù sa không được bồi (P)
Loại đất này chiếm khoảng 3,77% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất có địa hình vàn cao được phân bố ở các xã Hồ Tiến, Tam Giang, Dũng Liệt, Đơng Phong, Trung Nghĩa. Thành phần cơ giới là thịt nhẹ, độ pH = 4 - 4,5, hàm lượng các bon tổng số tầng canh tác 1,5 - 2%.
* Đất phù sa glây (Pg)
Loại đất này chiếm khoảng 46,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và chủ yếu của huyện. Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, nhưng nhiều nhất ở xã Tam Giang, Long Châu, Yên Trung, Tam Đa, Dũng
Liệt. Đất nằm trên địa hình vàn, vàn thấp và trũng. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, đất rất chua pH từ 4 - 4,5, Các bon tổng số từ 1,5 - 2%.
* Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)
Loại đất này có diện tích chiếm khoảng 10,67% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên các chân đất vàn, vàn cao thuộc các xã Hoà Tiến, Tam Giang, Văn Mơn, Thuỵ Hồ. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đất chua pH = 4,5 - 5, tầng canh tác có kali tổng số từ 0,1 - 0,13%, kali dễ tiêu từ 7 - 12 mg/100g đất, các bon tổng số 2%.
* Đất phù sa úng nước (Pj)
Loại đất này có diện tích chiếm khoảng 10,26% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở chân đất có địa hình trũng ở các xã Yên Trung, Tam Đa, Thuỵ Hoà, Trung Nghĩa. Thành phần cơ giới của đất từ thịt nặng đến sét, hàm lượng mùn khá, cácbon tổng số từ 2 - 3,5%, đất rất chua pH = 3,5 - 4. Kali tổng số từ 0,7 - 1,2%. Lân tổng số từ 0,01 - 0,03%, Kali dễ tiêu từ 6 - 13 mg/100g, lân dễ tiêu từ 1,7 - 3 mg/100g đất.
* Đất bạc màu (Bm)
Loại đất này có diện tích chiếm khoảng 20,44% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở chân đất có địa hình vàn, vàn cao và cao ở hầu hết các xã trong huyện nhưng nhiều nhất ở xã Văn Môn, Đơng Thọ, n Trung, Thuỵ Hồ.
2.1.1.7. Sinh vật
Thực vật của huyện Yên Phong chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉ xấp xỉ 1%. [23;28]