Hình 2.5 Quy hoạch khu công nghiệp Yên Phong II – Bắc Ninh
7. Bố cục của luận văn
2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Yên Phong
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Yên Phong đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra.
2.1.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2015, dân số Yên Phong là 142.307 người, chiếm 12,6% dân số tồn tỉnh. Trong đó: dân số nam là 70.148 người và dân số nữ là 72.159 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,73%, giảm 0,11% so cùng kỳ 2014.
Huyện Yên Phong có mật độ dân số ở mức cao so với mức trung bình chung của tỉnh Bắc Ninh. Cư dân của huyện phân bố khơng đều và có mật độ dân số cao, tập trung chủ yếu tại các khu cơng nghiệp. Các xã có mật độ dân số cao như Văn Môn 2.210 người/km², Yên Phụ 1.819 người/km², xã có mật độ dân số thấp nhất là Dũng Liệt 939 người/km². Tỉ lệ dân số trong độ tuổi từ 16 đến 64 tuổi của huyện chiếm khoảng 60% tổng dân số của huyện, điều đó cho thấy nguồn lao động trong huyện tương đối dồi dào. Đây sẽ là nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. [21;28]
2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2015 đạt 42,54 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tăng 5,74 triệu đồng (15,6%) so với năm 2014.
Bảng 2. 2. Tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện
Đơn vị: triệu đồng
TT Năm 2013 2014 2015
1 Giá trị sản xuất (Giá TT) 2.623.38 2.885.05 3.164.89 1.1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 941.79 986.69 940.41 1.2 Công nghiệp và xây dựng 750.29 836.66 982.89 1.3 Thương mại - Dịch vụ 931.30 1.061.70 1.241.59 2 Thu nhập BQ/người/năm 32,60 36,80 42,54
(Nguồn: UBND huyện Yên Phong, năm 2015 [21;26]) Nhìn chung, kinh tế của huyện Yên Phong qua các năm đều đạt mức tăng
trưởng cao và ổn định. Sở dĩ như vậy là do Yên Phong là huyện trọng điểm phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt thực hiện nghị quyết của huyện ủy về xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006 -
2010, đến nay kinh tế của huyện đang chuyển dịch mạnh theo hướng cơng nghiệp, trong đó khu cơng nghiệp n Phong I đã thu hút 52 doanh nghiệp vào đầu tư, khu công nghiệp Đông Thọ thu hút 27 doanh nghiệp đầu tư tạo việc làm cho 66.000 lao động, trong đó có trên 6.000 lao động của huyện Yên Phong. [21;27]
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Yên Phong
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013 2014 2015
Cơ cấu GTSX 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 35,9 34,2 29,7
Công nghiệp và xây dựng 28,6 29,0 31,1
Thương mại – Dịch vụ 35,5 36,8 39,2
(Nguồn: UBND huyện Yên Phong, năm 2015[21;27])
Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2013 - 2015 đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (Bảng 2.2). Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có xu hướng giảm qua các năm từ 35,9% năm 2013 xuống 34,2% năm 2014 đến năm 2015 còn 29,7%. Năm 2013 cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện chiếm 28,6% lên 29,0% năm 2014 và đạt được 31,1% trong năm 2015. Khu vực dịch vụ năm 2013 chiếm tỷ trọng 35,5%, năm 2014 chiếm 36,8% và năm 2015 chiếm khoảng 39,2%. [21;27]
2.1.2.3. Y tế, giáo dục và đào tạo
a. Y tế
Huyện Yên Phong có một bệnh viện đa khoa huyện và ở tất cả các xã thị trấn đều có các trạm y tế. Nhìn chung, các cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng kiên cố và trang bị tương đối đầy đủ, phục vụ khá tốt việc khám và chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Triển khai Kế hoạch thực hiện tiêu chí Quốc gia về Y tế xã năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2020; tập trung chỉ đạo 05 xã đăng ký chuẩn giai đoạn 2 đã hoàn thành trong năm 2015 gồm: Đông Phong, Trung Nghĩa, Dũng Liệt, Tam Giang và Yên Phụ. Công tác khám chữa bệnh được Bệnh viện đa khoa; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì thường xuyên. Xử lý kịp thời dứt điểm ổ dịch sốt xuất huyết
Công tác VSATTP được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt; không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm. Làm tốt công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi và các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em; cơng tác triển khai chiến dịch uống vitamin A cho bà mẹ - trẻ em trong huyện đạt kết quả tốt. Năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 12,5% giảm 1,8% so cùng kỳ 2014. Bệnh viện đa khoa huyện trong năm đã khám chữa bệnh cho 114.351 lượt người đạt 112% kế hoạch, điều trị nội trú cho 10.849 lượt người đạt 128% kế hoạch (khơng có tai biến chun mơn). [21;30]
b. Giáo dục và đào tạo
Tồn huyện có 48 trường ở các ngành học, bậc học. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục được các cấp, các ngành và xã hội quan tâm đầu tư có hiệu quả (tồn huyện có 41/48 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 01 trường so với năm 2014). Nhiều địa phương trong huyện đã quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học. Năm học 2014-2015, Yên Phong là một trong những huyện tốp đầu của tỉnh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT toàn huyện đạt 100% (mặt bằng chung của tỉnh là 99,07%). Kết quả xét tốt nghiệp THCS là 99,45% số học sinh được cơng nhận tốt nghiệp; trong đó có 23% giỏi, 43% khá. Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với các cấp học, bậc học; ổn định nề nếp dạy và học ngay từ đầu năm học. Ra quyết định công nhận các nhà trường: THPT Yên Phong 1, THPT Yên Phong 2 và Trung tâm GDTX huyện đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự. Đi liền với các thành tích trên, cơng tác xã hội hố giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thức thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học từ huyện đến các thơn làng, dịng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục trong huyện. [21;31]
2.1.2.4. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a. Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thơng trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi. Hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh với chiều dài 50 km, có đường Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài với cảng nước sâu Cái,
đoạn đường đi qua Yên Phong từ Tây Bắc xuống Đông Nam dài 14 km, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên đoạn qua huyện Yên Phong với chiều dài 6,77 km. Đường tỉnh lộ 286 từ Bắc Ninh sang Hà Nội có nút giao cắt với quốc lộ 3, đường tỉnh lộ 295 và tỉnh lộ 277 đi từ phía Bắc qua trung tâm huyện có nút giao với quốc lộ 18 xuống phía Nam và có cầu Đơng Xun bắc qua sơng Cầu đi Bắc Giang.
Đường sông cũng là một lợi thế đáng kể của huyện Yên Phong với 3 con sông chảy qua gồm: sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê đã tạo ra một mạng lưới đường thuỷ nối liền với các huyện và tỉnh bạn.
Trong tương lai gần, Yên Phong sẽ rất thuận lợi cho giao thông đi lại, đây là điều kiện tốt thu hút các nhà đầu tư. Đây là điều kiện để các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân Yên Phong tận dụng lợi thế, đón nhận cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhanh và bền vững. [21;33]
b. Hệ thống thủy lợi
Khu vực huyện Yên Phong có lượng nước tưới chủ yếu được lấy từ sông Cầu và một phần nhỏ từ sông sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê với hệ thống tưới tiêu xây dựng khá hoàn chỉnh. Hệ thống các kênh mương được kiên cố hoá và thừng xuyên được tu bổ, nạo vét, khơi thông nên tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu, phát triển và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, cịn có một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng, nứt bê tơng, thiết bị máy móc phần nào bị hư hỏng, việc thay thế không đồng bộ, không được bảo dưỡng thường xuyên làm cho hiệu quả hoạt động không cao. [21;33]
2.1.2.5. Thực trạng môi trường [18;10]
Cảnh quan môi trường huyện Yên Phong mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Sông Hồng với những cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.
Môi trường Yên Phong hiện nay nhiều khu vực đang có dấu hiệu của ơ nhiễm chủ yếu ở một số làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công ngiệp phát triển như đúc nhôm và nấu quặng kim loại tại xã Văn Môn, nghề gỗ xã Đông Thọ, làm bánh đa, mỳ tại xã Yên Phụ, nấu rượu tại xã Tam Đa, … Sự ô nhiễm chủ yếu là đất, nước, khơng
khí. Các chất thải nơng nghiệp, chất hố học: Thuốc sâu, phân bón, chất thải từ các cụm dân cư chưa có hệ thống thốt nước khoa học, các phế liệu, chất thải rắn, kim loại, cát bụi, khói làm vẩn đục ơ nhiễm cả nguồn nước và khơng khí. Việc giải quyết vấn đề mơi trường sinh thái cần phải được tiến hành sớm và gấp rút.
Cùng với tốc độ công nghiệp, dịch vụ và đơ thị hóa trên địa bàn huyện đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu khơng có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường. Luồng di dân của huyện hiện nay đang hướng vào các khu đơ thị mới hình thành và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong nhiều năm tới khi nhiều thị tứ, thị trấn được quy hoạch. Tình hình này sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thốt nước và các cơng trình cơng cộng khác. Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu,… trong sản xuất nơng nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.