Quản lý sử dụng đất tại huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Hình 2.5 Quy hoạch khu công nghiệp Yên Phong II – Bắc Ninh

7. Bố cục của luận văn

2.2. Quản lý sử dụng đất tại huyện Yên Phong

2.2.1. Tình hình quản lý đất tại huyện Yên Phong

2.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, phịng Tài ngun Mơi trường đã tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với thực tiễn của địa phương. Các văn bản được ban hành là cơ sở giúp địa phương thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai. Huyện đã tổ chức có hiệu quả việc thực hiện các văn bản về quản lý, sử dụng đất đai đến từng xã. Cùng với sự hoàn thiện dần của các văn bản pháp luật về đất đai và hệ thống cơ quan quản lý về đất đai cũng được cải thiện. Huyện Yên Phong trong thời gian qua đã thực hiện tốt các luật và văn bản do nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành trong thời gian qua. [20;5]

2.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện n Phong đã hồn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở hai cấp huyện, xã. Các tuyến ranh giới ở 2 cấp huyện, xã đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới đã được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình. Đồng thời, thực hiện Nghị định 60/2007/NĐ-CP Ngày 09 tháng 04 năm 2007 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh, thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, huyện Yên Phong đã làm tốt công tác bàn giao các đơn vị theo địa giới hành chính mới cho thành phố Bắc Ninh. [20;6]

Đến nay, ranh giới của huyện đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Ranh giới hành chính của huyện và các xã trong huyện được xác định ổn định khơng có tranh chấp.

2.2.1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được thực hiện thường xuyên hàng năm và 5 năm theo quy định của Luật Đất đai. Nhìn chung, việc tổng kiểm kê và thống kê hàng năm đã đúng quy định đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung, thời gian và chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kế hoạch 2335/KH-UBND ngày 29/09/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo chỉ thị số 21/CT-Ttg ngày 01/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đợt kiểm kê đất đai 2015 của huyện đã tạo được tiền đề cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu, chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ chưa được thực hiện kịp thời. [20;6]

2.2.1.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất [20;7-8]

Việc lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất ở cả cấp huyện và cấp xã được triển khai khá đồng bộ (thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Thơng tư¬ số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn, lập và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất). Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các ngành và các cấp có thẩm quyền, các xã, thị trấn và huyện tiến hành triển khai kế hoạch sử dụng đất kì đầu (2011 – 2015) đã đạt kết quả tốt và đúng thời gian quy định nhằm phân bổ kịp thời đất đai cho các mục đích, đối tượng sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Ngoài ra, việc đo đạc lập bản đồ phục vụ cho cơng tác đa dạng hóa nơng nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được thực hiện tốt.

Trong giai đoạn 2013 - 2015 được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 14 xã, thị trấn theo tọa độ, độ cao của Nhà nước VN - 2000, kết quả đạt được là 45 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/500, 181 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/1000, 195 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/2000.

2.2.1.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [20;9]

Sau khi ra đời Luật Đất đai năm 2013, có nhiều văn bản pháp luật được ban hành với các quy định mới. Giai đoạn 2013 - 2015, để thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, UBND huyện, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Yên Phong đã triển khai cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả 14 xã, thị trấn với kết quả là đã cấp được 1.857 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (lần đầu là 360, cấp đổi cấp lại 114, chuyển quyền 1.383), thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm 3.371 trường hợp.

Nhìn chung cơng tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của huyện cịn gặp khó khăn do phần lớn GCN đã cấp được cấp theo hình thức tự kê khai trước khi thành lập bản đồ địa chính nên cơ bản khơng phù hợp với hệ thống bản đồ địa chính đã phủ trùm tồn huyện. Trong thời gian tới cần quan tâm, đầu tư kinh phí thực hiện cơng tác lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất để quản lý quỹ đất hiệu quả hơn.

2.2.1.6. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong giai đoạn 2013 - 2015, tổng diện tích đất đã giao, cho thuê của huyện là 1.246,63 ha, trong đó: 612,36 ha đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 200,14 ha đất có mục đích cơng cộng, 350,20 ha đất ở, 4,39 ha đất trụ sở, 1,09 ha đất an ninh quốc phịng, 1,20 ha đất tơn giáo tín ngưỡng và 77,25 ha đất nghĩa trang nghĩa địa. Trong giai đoạn này, toàn huyện đã thu hồi được 820,16 ha đất nông nghiệp gồm 760,56 ha đất sản xuất nông nghiệp và 59,60 ha đất ni trồng thủy sản. Nhìn chung, việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo

đúng theo các quy định của Luật Đất đai và các Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó cơng tác giao đất trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến, thủ tục đơn giản, đáp ứng yêu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ... có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây, trình tự thủ tục đã đi vào nề nếp, việc giao đất tuỳ tiện trái với thẩm quyền đã khơng cịn xảy ra. [20;11]

2.2.1.7. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất [20;12]

Giai đoạn 2013 - 2015, huyện đã tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt các vụ việc điển hình như: chỉ đạo UBND các xã Long Châu, Đông Phong, Đơng Tiến và n Trung, ... hồn thành cơng tác đền bù GPMB xây dựng các tuyến đường giao thơng phục vụ KCN n Phong I. Ngồi ra, huyện đã tổ chức chỉ đạo các chủ đầu tư xin thuê đất vào các khu, cụm công nghiệp và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh, người bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, về cơ bản chính sách này được người dân đồng tình ủng hộ, khơng có thắc mắc hoặc khiếu kiện.

2.2.1.8. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai [20;12]

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin đất đai ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Huyện cũng đang dần triển khai xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm duy trì các hồ sơ về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách đất đai được dễ dàng, thuận tiện hơn. Giai đoạn 2013 - 2015, đã triển khai thực hiện dự án chi tiết xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai tại huyện Yên Phong, hiện nay có xã Thụy Hịa và Thị trấn Chờ đang được triển khai đo đạc bản đồ phần canh tác chi tiết đến từng chủ sử dụng đất, và đo chỉnh lý bản đồ địa chính phần đất khu dân cư.

2.2.1.9. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiền thuê đất…được thu nộp vào kho bạc theo đúng quy định về tài chính. Giai đoạn 2013 - 2015, cơng tác thu thuế trên địa bàn

huyện Yên Phong có nhiều cố gắng, tổng thu thuế ước đạt 190, 4 tỷ đồng; trong đó, thu tiền sử dụng đất đạt 560, 6% kế hoạch; thu nhập cá nhân đạt 148% kế hoạch; thu ngoài quốc doanh đạt 112, 3% kế hoạch; lệ phí trước bạ đạt 142, 7%; tuy nhiên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thực hiện chưa cao, đến nay chỉ đạt 80, 7% (đặc biệt, các xã có số thu thấp như: Hịa Tiến 18%; Văn Mơn 33%; Yên Trung 44% và thị trấn Chờ 50%). [20;15]

2.2.1.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai [20;16]

UBND huyện Yên Phong chú trọng đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện tốt công tác tiếp dân, phân loại xử lý đơn thư theo thẩm quyền. Giai đoạn 2013 - 2015, UBND huyện và các xã, thị trấn ở Yên Phong tiếp 964 lượt cơng dân với 561 vụ việc, trong đó có 57 vụ việc khiếu nại, 94 tố cáo, 410 đề nghị. Phân loại các vụ việc và các đơn có 62% tổng số vụ việc và nội dung đơn về đất đai. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất khơng đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm, …Tích cực thanh tra, kiểm tra định kỳ phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm phát sinh, góp phần ổn định tình hình chính trị đất đai trên địa bàn huyện.

2.2.1.11. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Về thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất nhưng chưa kịp thời cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai. Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực khi huyện triển khai cơ chế “một cửa”, đơn giản thủ tục hành chính và quy định tính mức thu thuế chuyển quyền sử dụng đất đơn giản, hợp lý hơn. Trong những năm qua 2013 - 2015, mặc dù công tác quản lý đất đai đã được tăng cường nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn do việc lấn chiếm, sử dụng sai muc đích, ...vẫn cịn diễn ra trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các nội dung chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết đất tồn đọng và xử lý các tranh chấp về đất đai đã đạt được những kết quả nhất định. [20;18]

2.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai [20;20]

Trong giai đoạn 2013 - 2015, UBND huyện chỉ đạo Thanh tra huyện tiến hành thanh tra công tác quản lý thu, chi kinh tế tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản đối với 3 thôn Phù Yên, Phù Cầm, Chân Lạc xã Dũng Liệt; thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ ở các địa phương trong việc dồn điền đổi thửa; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai đối với các địa phương sau dồn điền đổi thửa; thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng bãi rác thải các thôn trên địa bàn huyện; thanh tra công tác quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, xây dựng cơ bản đối với Ban quản lý hợp tác xã thôn Đồng Thôn, xã Đông Tiến.

Trong những năm qua, huyện uỷ và UBND đã thường xuyên phối kết hợp với cấp trên tăng cường công tác kiểm tra giám sát các chủ sử dụng đất được giao. Qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật đất đai trên toàn huyện, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên năm 2015 huyện Yên Phong là 9.686,15 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp là 5.176,20 ha, chiếm 53,44% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nơng nghiệp chiếm 4.497,57 ha, chiếm 46,43% tổng diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,13%). (Bảng 2.3)

Năm 2015, bình qn diện tích tự nhiên trên đầu người huyện Yên Phong là 972,0 m2/người. Quỹ đất tự nhiên của huyện Yên Phong phân bố không đều trên 14 xã, thị trấn. Trong đó, xã có diện tích lớn nhất là xã Yên Trung với diện tích tự nhiên là 996,93 ha, chiếm 10,23% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện; xã có diện tích nhỏ nhất là xã Văn Mơn với diện tích là 424,84 ha, chiếm 4,39% tổng diện tích tự nhiên của huyện. [21;36]

Đối với nhóm đất nơng nghiệp, tỷ lệ diện tích so với tổng diện tích tự nhiên của huyện tương đối lớn, cho thấy vai trò của hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở

huyện cịn lớn.

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong năm 2015

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 9.686,15 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 5.176,20 53,44

1.1 Đất lúa nước DLN 4.800,14 49,56

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 24,81 0,26

1.3 Đất bằng trồng cầy hàng năm CHN 27,00 0,28

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 324,25 3,35

2 Đất phi nông nghiệp PPN 4.497,57 46,43

2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp TSC 19,82 0,20

2.2 Đất quốc phòng CQP 8,79 0,09

2.3 Đất an ninh CAN 10,04 0,10

2.4 Đất xây dựng khu công nghiệp SKK 836,88 8,64

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp SKC 201,70 2,08 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 91,51 0,94

2.7 Đất di tích danh thắng DDT 8,26 0,09

2.8 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 10,96 0,11

2.9 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TIN 22,33 0,23

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 103,35 1,07

2.11 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 228,43 2,36

2.12 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.623,55 16,76

2.13 Đất ở tại đô thị ODT 117,25 1,21

2.14 Đất ở tại nông thôn ONT 921,25 9,51

3 Đất chưa sử dụng CSD 12,38 0,13 (Nguồn: Phịng Tài ngun mơi trường huyện n Phong, năm 2015 [21;37])

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, huyện Yên Phong được chọn là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh Bắc Ninh, nên việc giảm diện tích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng để chuyển sang diện tích đất phi nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)