Cơ cấu diện tích các loại đất huyện Yên Phong giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 68)

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp

2.3.1. Chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không

gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu

sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từngvùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. [28;1]

Tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của quá trình qui hoạch, sử dụng và phát triển KCN. Nó thể hiện ở tính hợp lý, đồng bộ, khoa học, thực tiễn và hiệu quả trong qui hoạch các yếu tố chủ đạo của KCN như xác định các lĩnh vực và ngành thu hút đầu tư, đất đai, các khu chức năng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện, nước, thông tin, viễn thông, dịch vụ,... nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường, và thu hút lao động

Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường là bố trí các lĩnh vực công nghiệp trong không gian và thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện phát triển công nghiệp và bảo vệ mơi trường. Đó là quy hoạch bố trí các KCN sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực khác mà không ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai. Trong những năm qua chúng ta mới chú trọng chủ yếu vào việc đẩy nhanh phát triển KCN, chưa chú ý đúng mức vừa phát triển được công nghiệp đồng thời gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch KCN đã xuất phát trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của vùng của địa phương, đánh giá kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.

Quy hoạch phải xác định những lợi thế và hạn chế, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đo lường được những biến động của thế giới và trong nước, bổ sung hoặc sửa đổi kịp thời những mục tiêu do tình hình đã thay đổi làm cơ sở xác định mục tiêu chiến lược và phương hướng phát triển công nghiệp trong những thời kỳ nhất định. Nội dung quy hoạch đã đề ra các nhiệm vụ phát triển công nghiệp: xác định ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng hàng đầu phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xác định ngành kinh tế có lợi thế về nguồn nguyên liệu, về lao động, về khả năng cạnh tranh trên thị trường… Địa phương xác định chính xác phát triển ngành công nghiệp nào là phù hợp với nhu cầu thị trường và tiềm năng của địa phương hoặc xác định các ngành trùng lặp giữa các địa phương, tính đến khả năng liên kết giữa các địa phương, dự báo được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và

điều chỉnh quy hoạch theo hướng mở rộng lĩnh vực đầu tư, gắn chặt quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương với quy hoạch vùng, phát huy sức mạnh tổng hợp của KCN.

2.3.2. Chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất xây dựng khu cơng nghiệp đánh giá chính xác nhất hiệu quả quản lý đất xây dựng khu công nghiệp. Theo các chuyên gia kinh tế, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lấp đầy KCN. Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu quy hoạch và điều kiện hoạt động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ). Mức độ sử dụng đất KCN đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp th so với tổng diện tích KCN. Qua đó, phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của khu công nghiệp đối với các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể bằng các chỉ tiêu: mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.

2.3.3. Chỉ tiêu về tình hình cho thuê đất và giá đất

Việc đánh giá tình hình cho thuê đất và giá đất xây dựng khu công nghiệp phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của khu công nghiệp đối với các nhà đầu tư và được bảo đảm cụ thể bằng các chỉ tiêu: mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Với mức giá cho thuê hợp lý cùng với cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ thu hút các nhà đầu tư thuê đất khu cơng nghiệp đó để phát triển ngàng nghề.

2.3.4. Chỉ tiêu về hiện trạng xã hội và môi trường

Chỉ tiêu về hiện trạng xã hội: Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN

được tập trung vào các chỉ tiêu về khả năng giải quyết việc làm của KCN cho lao động địa phương:

- Sử dụng lao động địa phương: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong KCN.

- Số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động địa phương.

- Ảnh hưởng của KCN đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. - Mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động, trong đó, đối với lao động địa phương và lao động từ nơi khác đến.

- Thực hiện các quy tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế. Việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm,...).

Chỉ tiêu về hiện trạng môi trường:

- Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;

- Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư.

- Mức độ ứng dụng công nghệ sạch và cơng nghệ ít gây ơ nhiễm mơi trường. - Có Báo cáo mơi trường của các doanh nghiệp trong KCN.

2.4. Thực trạng quản lý sử dụng đất khu công nghiệp tại huyện Yên Phong

2.4.1. Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp

Hiện nay, huyện Yên Phong đã quy hoạch 2 khu công nghiệp tập trung. Trong đó KCN Yên Phong I có diện tích 344,81 ha. Khu cơng nghiệp n Phong II, có diện tích 273,22 ha. Do ban Quản lý các KCN Bắc Ninh quản lý.

a. Khu công nghiệp Yên Phong I

Khu công nghiệp Yên Phong I nằm sát đường Quốc lộ 18 (tuyến đường sân bay quốc tế Nội Bài – Thành Phố Hạ Long). Cách Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 18 km, cách Cảng Cái Lân (Quang Ninh) 122 km, cách Cảng Hải Phòng 112 km. [30;2]

Khu cơng nghiệp n Phong I được duyệt diện tích theo quy hoạch là 340,73 ha, sau 2 lần điều chỉnh quy hoạch, hiện tại khu cơng nghiệp n Phong I có diện tích 344,81 ha; đây là một phần của dự án Tổ hợp Khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, nằm trên địa bàn các xã Long Châu, Đông Tiến, Yên Trung, Đông Phong

huyện Yên Phong, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng là Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng. [32;3]

Đây là khu công nghiệp tập trung đa ngành, tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các nghành nghề sau: Dược phẩm, thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí. [30;2]

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức khơng gian quy hoạch – kiến trúc và cảnh quan khu công nghiệp Yên Phong I – Bắc Ninh[30]

Toàn bộ Khu công nghiệp sẽ được tổ chức bố trí theo các khu chức năng chính sau: [32],[30]

- Trung tâm điều hành, dịch vụ cơng cộng 15,16 ha bố trí tại cổng chính KCN. - Đất xây dựng các nhà máy xí nghiệp cơng nghiệp và kho tàng có diện tích là 220,57 ha được chia thành các lơ đất có diện tích 1,5 ha và 0,5 ha.

thuận lợi về giao thông tới từng lô đất, ngồi chức năng về giao thơng các tuyến đường còn là các trục tổ hợp không gian, đảm bảo cảnh quan kiến trúc KCN trật tự và thống nhất.

Bảng 2.5. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất KCN Yên Phong I

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Ðất cơng trình cơng cộng và dịch vụ 4,10 1,20

2 Ðất xí nghiệp cơng nghiệp 246,32 71,44

3 Ðất kho tàng 10,77 3,12

4 Ðất cơng trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 4,82 1,40

5 Ðất cây xanh mặt nước 41,62 12,07

6 Ðất giao thông 37,18 10,78

Tổng 344,81 100,00

(Nguồn: Phòng địa chính huyện Yên Phong, Năm 2013[32])

- Đất xây dựng các cơng trình đầu mối kỹ thuật có diện tích là 13,78 ha, gồm: Trạm biến áp 110/22KV, trạm khai thác và xử lý nước ngầm, trạm xử lý nước thải được bố trí đáp ứng thuận lợi các như cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận lợi các nguồn cung cấp, nguồn xả, đảm bảo các điều kiện về mơi trường.

- Đất trồng cây xanh có diện tích 38,43 ha. Diện tích cây xanh trong khu vực được bố trí chủ yếu tại khu vực giáp ranh giữa Khu cơng nghiệp và dân cư đóng vai trò là dải cây xanh cách ly. Đất trồng cây xanh cịn đóng vai trị đất dự trữ để xây dựng các tuyến hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài ra, năm 2011, khu công nghiệp Yên Phong I được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt mở rộng thêm 313,90 ha. Thuộc địa phận các xã: Yên Trung, Thụy Hoà, Dũng Liệt và Tam Đa - Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Là khu công nghiệp tập trung, đồng bộ hiện đại, có các ngành sản xuất cơng nghiệp ít gây ơ nhiễm độc hại, công nghiệp sạch sử dụng tốt nguồn nguyên liệu và nhân lực tại địa phương, gồm: Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; Cơng nghiệp điện, điện tử, cơ khí lắp ráp; Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng [33].

Tồn bộ Khu cơng nghiệp sẽ được tổ chức bố trí theo các khu chức năng chính sau:

- Khu xây dựng nhà máy, xí nghiệp được phân thành hai loại hình nhà máy, xí nghiệp phù hợp với định hướng các ngành công nghiệp gồm: Khu các nhà máy cao tầng bố trí theo các tuyến đường trục chính trong KCN, dành cho loại hình các nhà máy cơng nghiệp kỹ thuật cao; Các nhà máy thấp tầng được bố trí kế tiếp ở lớp sau khu nhà máy cao tầng.

- Các khu kho tàng, bến bãi, dịch vụ kỹ thuật KCN được bố trí phía Tây KCN, gần sông Cầu để đảm bảo thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)