Giải pháp cụ thể cho việc quản lý sử dụng đất khu công nghiệp có hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 103)

Hình 2.5 Quy hoạch khu công nghiệp Yên Phong II – Bắc Ninh

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Giải pháp cụ thể cho việc quản lý sử dụng đất khu công nghiệp có hiệu

quả tại huyện Yên Phong

Ngoài các giải pháp chung cho quản lý sử dụng đất khu cơng nghiệp có hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện Yên Phong cần có những giải pháp cụ thể cho việc quản lý sử dụng đất khu cơng nghiệp có hiệu quả.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác quản lý Nhà nước về phát triển các Khu công nghiệp. Tăng cường hoạt động, nâng cao năng lực thể chế cho Văn Phịng đại diện của các Khu cơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại các Khu công nghiệp của huyện Yên Phong

- Đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và an ninh lương thực, phương án quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn huyện, các ban ngành cần đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất nơng nghiệp có năng suất cao và ổn định vào phát triển khu công nghiệp. Nếu phải sử dụng đất nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp

cần có luận chứng cụ thể tính hợp lý và hiệu quả của việc sử dụng đất và phải quan tâm đến an ninh lương thực trên địa bàn.

- Đẩy mạnh, công tác bồi thường GPMB (Ban quản lý các KCN cùng UBND huyện Yên Phong phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư hạ tầng KCN và quyết liệt hơn nữa trong công tác bồi thường GPMB để các cơng ty hạ tầng sớm có đất để triển khai dự án theo kế hoạch).

- Giải quyết những vướng mắc về giá đất và các quy định của pháp luật liên quan đến đền bù, GPMB đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đền bù, làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào KCN cần phải giải quyết nhanh chóng và minh bạch.

- Cùng với sự hỗ trợ về huy động vốn đầu tư, khả năng tài chính cần có sự kiểm duyệt chặt chẽ khi cho phép các nhà đầu tư xây dựng KCN.

- Công tác quản lý việc cấp phép xây dựng cần phải linh hoạt hơn nữa. Đặc biệt trong các chế tài xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng khơng chỉ dừng ở mức phát hiện, báo cáo mà cần có những chế tài cụ thể và được thi hành để các sai phạm khơng cịn xảy ra, tạo mơi trường cơng khai, minh bạch.

- Tuy nhiên, cũng cần có những chế tài xử lý những doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, để thúc đấy môi trường đầu tư. Và những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo, thống kê, gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp, báo cáo, phân tích và dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước, để cơ quan quản lý có thể sát sao trong việc quản lý các KCN.

- Cần phải chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật để chủ động trong cơng tác tổ chức những chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Thúc đẩy sự đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng như nước ngoài nhằm phát triển huyện Yên Phong trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN tập trung của huyện.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triền về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN cần

đẩy mạnh đầu tư để theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN.

- Cần có những phương án, đề xuất với chính phủ để tiền lương, thu nhập và hỗ trợ của người lao động không chỉ dừng lại ở mức đáp ứng mức sống tối thiểu, mà còn đủ để cải thiện cuộc sống, hỗ trợ gia đình. Điều này sẽ làm giảm các cuộc đình cơng trong thời gian vừa qua.

- Cần tăng cường sự phối hợp giữa UBND huyện và Ban quản lý các KCN để tăng cường tính thồng nhất và có những xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Như khi xác nhận Kế hoạch bảo vệ mơi trường thì UBND huyện, thị xác nhận, và cần gửi về Ban quản lý để Ban quản lý các KCN nắm được số doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường, những KCN có hệ thống xử lý nước chậm so tiến độ đề ra và các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật để Ban quản lý các KCN có những phương án và kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Để tăng cường ý thức của một số Chủ doanh nghiệp, tránh đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Và cần có sự báo cáo kịp thời cơng tác thanh tra, kiểm tra những sai phạm về xây dựng, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp KCN cho Ban quản lý và các Sở, ngành có liên quan để kịp thời xử lý, tránh sự chồng chéo và thiệt hại cho cả chủ đầu tư và người lao động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” đã đạt được những kết quả sau đây:

- Đề tài đã hệ thống hoá được những cơ sở lý luận về nội dung quản lý đất xây dựng khu công nghiệp: điều kiện thành lập, mở rộng, bổ sung khu công nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung, cũng như các quy định và hướng dẫn chi tiết về chế độ sử dụng đất khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nôi dung giao đất, cho thuê đất đối với đất được đưa vào xây dựng khu công nghiêp. Việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc giao đất, cho thuê đất đối với các khu công nghiệp qua các giai đoạn cho thấy những đổi mới về chính sách đất đai hiện hành đã tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, các quy định này còn nhằm thiết lập sự bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

- Việc đánh giá chung về tình hình sử dụng đất xây dựng các khu công nghiệp ở nước ta ở thời điểm hiện tại cho thấy tại các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động tỷ lệ lấp đầy tương đối cao; các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động tỷ lệ thấp do chưa có nhà đầu tư hoặc gặp phải những vấn đề về giải phóng mặt bằng... Bên cạnh đó, giá chào thuê mặt bằng đất khu cơng nghiệp cũng có sự chênh lệch rõ rệt về khu vực, vị trí... Điển hình là giá cho th ở các thành phố lớn (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) ln cao hơn khoảng 40% so với các tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý môi trường đất khu công nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng hiện nay, đặc biệt là nguồn thải các khu công nghiệp. Việc đưa các hệ thống xử lý nguồn thải tập trung đạt tiêu chuẩn mơi trường vẫn cịn chậm chạp.

- Thực trạng quản lý đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng cho thấy công tác quản lý của ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã có những ưu điểm nhất định, công tác quản lý tương đối sát sao thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện; triển khai cấp giấy chứng nhận đầu tư được tiến hành nhanh chóng và tích cực làm thúc đẩy nguồn vốn, cũng như các nhà đầu tư mới trong tỉnh, giúp tăng giá trị sản xuất công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định như tranh chấp trong q trình giải phóng mặt bằng; cơng tác quản lý tiến độ xây dựng vẫn còn những vướng mắc... Cụ thể như sau:

+ Cơng tác giải đất phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu công nghiệp Yên Phong II. Do KCN được quy hoạch trong khu vực có diện tích đất trồng lúa lớn và có năng suất ổn định. Bên cạnh đó, là vấn đề việc làm của người dân sau khu thu hồi đất. Ngoài ra, sự biến đổi nhanh về mức giá đất, giá đền bù, sự không thống nhất về mặt lợi ích của người dân, sự thiếu kiên quyết và sự phối hợp không đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng... + Còn 10% các trường hợp chưa được cấp GCN đầu tư. Nguyên nhân là do một số nhà đầu tư thứ cấp chưa hoàn thành thủ tục với tổ chức kinh tế; chưa điều chỉnh GCN đầu tư hoặc chưa có động thái xúc tiến kinh doanh,...

+ Phát hiện nhiều trường hợp các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đầu tư có sự chênh lệch diện tích giữa quyết định giao, giấy chứng nhận đầu tư và hiện trạng đang sử dụng đất.

+ Tiến độ thực hiện vốn đầu tư các dự án đầu tư trong một số khu cơng nghiệp cịn chưa đạt yêu cầu chủ yếu do nhiều nguyên nhân khách quan từ biến động thị trường trong nước và thế giới ảnh hưởng tới tiến độ huy động vốn đầu tư của các dự án trong khu công nghiệp. Một số dự án không đáp ứng được tiến độ cam kết khi xin cấp phép đầu tư, phải giãn tiến độ xây dựng nhà xưởng quá thời gian đã cam kết. Tình trạng này có ảnh hưởng phần nào tới hiệu quả sử dụng đất cho thuê. Ngoài ra, một số trường hợp chuyển nhượng dự án, vốn góp của các nhà

đầu tư... diễn ra một cách thường xuyên. Mặc dù đây là hoạt động được phép song nếu diễn ra thường xun cũng có tác động ít nhiều tính ổn định của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tốc độ triển khai dự án, đặc biệt là các dự án mới cấp phép.

+ Công tác xử lý nước thải tập trung vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề mơi trường khu công nghiệp chưa được giải quyết. Các địa phương đã kiên quyết và sát sao trong việc đôn đốc xây dựng cơng trình xử lý nước thải song tốc độ chung cịn chậm. Việc hồn thành mục tiêu đến năm 2010 tồn bộ các khu cơng nghiệp đã vận hành có hệ thống xử lý nước thải tập trung thực sự khó khăn. Tính đến năm 2015, hệ thống xử lý nước thải tập trung mới đạt 60%.

- Qua những đánh giá, phân tích những tồn tại, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Phong; trong đó có các giải pháp chung về quản lý sử dụng đất khu công nghiệp và giải pháp cụ thể cho việc quản lý sử dụng đất khu công nghiệp địa bàn nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Đánh giá thực trạng quản lý đất KCN là một vấn đề có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển của địa phương, đặc biệt trong giai đoạn CNH – HĐH hiện nay. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp đầu tư, phát triển trên địa bàn huyện Yên Phong tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Đề nghị các cấp chính quyền cần tăng cường phối hợp với ban Quản lý các KCN Bắc Ninh trong việc giải phóng mặt bằng, cũng như với các nhà đầu tư, để các khu cơng nghiệp cịn đang gián đoạn trong q trình xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục xây dựng và đi vào hoạt động.

- Đề nghị ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đôn đốc chủ đầu tư xây dựng cơng trình xử lý nước thải tập trung theo đúng tiến độ được duyệt.

- Đề nghị ban Quản lý đặc biệt quan tâm đến cải cách hành chính, giải quyết nhanh mọi thủ tục hành chính trước thời hạn quy định

- Đề nghị tăng cường vai trò của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh trong thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt mơi trường khu, cụm cơng nghiệp.

- Kiểm sốt chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, quy hoạch các KCN, các phương án, tiến độ triển khai để đảm bảo hiệu quả toàn diện của việc sử dụng đất, và quy hoạch KCN đảm bảo theo hướng: Lâu dài, ổn định, gắn chặt với quy hoạch khu đô thị, dịch vụ, tái định cư và nhà ở cho người lao động.

- Đề nghị Thanh tra lao động thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơng trình xây dựng trong KCN nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động có thể xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Thông tư 01/2005/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội

2. Cơng ty Cổ phần chứng khốn Đại Nam (2016), Báo cáo phân tích ngành Bất động sản Khu cơng nghiệp, Hà Nội

3. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14.12.2007 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Hà Nội

4. Chính phủ (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP: quy định về khu công nghiệp, và Hà Nội

5. Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ-CP: Nghị định sửa đổi, bổ sung một

số điều của nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, và Hà Nội

6. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Đất đai, Hà Nội

7. Chính phủ (2014), Nghị đinh 46/2014/NĐ-CP: Quy định về thu tiền thuê đất, thuê đất mặt nước, Hà Nội

8. Chính phủ (2014), Nghị định 85/CP Quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền

và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22.4.1996, Hà Nội

9. Chính phủ (2014), Nghị định 114/2015/NĐ-CP: Nghị định sửa đổi, bổ sung điều 21 nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, và Hà Nội

10. GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Giáo trình hệ thống pháp luật Đất đai.

11. Khu công nghiệp Việt Nam (2015), 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao, Hà Nội

12. Phịng Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bắc Ninh (2005), Hồ sơ trình duyệt Quy

hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Yên Phong I - tỉnh Bắc Ninh, Bắc

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, Bắc Ninh

14. Phịng Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 2010-2015, Bắc Ninh

15. Phịng Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh

16. Phịng Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bắc Ninh (2010), Định hướng quy hoạch

phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2010 - 2015, Bắc Ninh

17. Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015, Bắc Ninh

18. Phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2014), Báo cáo điều tra đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 103)