Nhận xét công tác quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 82)

Hình 2.5 Quy hoạch khu công nghiệp Yên Phong II – Bắc Ninh

7. Bố cục của luận văn

2.5. Nhận xét công tác quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp tại huyện

huyện Yên Phong

2.5.1. Ưu điểm của công tác quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp

- Được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh, sự phối kết hợp của các Sở, ngành liên quan trong tỉnh và huyện Yên Phong. Và sự vận dụng đúng đắn chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Đặc biệt tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Ban quản lý các KCN để quản lý các KCN trong tỉnh là điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Công tác quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường, xúc tiến đầu tư … được chú trọng, an ninh chính trị, trật tự ATXH trong các KCN ổn định, tạo tiền đề và hình ảnh tốt trong thu hút đầu tư vào các KCN.

- Hệ thống ISO được duy trì và nâng cấp, kết hợp với ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả công tác quản lý, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan.

2.5.2. Tồn tại của công tác quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp và nguyên nhân của nó

Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất còn một số tồn tại như sau:

- Công tác quy hoạch KCN được chú trọng, tuy nhiên quy mô KCN chưa được lượng hoá cho phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, chức năng KCN chuyên ngành chưa rõ rệt. Việc cấp phép xây dựng được thực hiện theo đúng yêu cầu, trình tự, quy định nhưng trong cơng tác thanh tra, kiểm tra do còn thiếu kinh nghiệm, việc uỷ quyền các chế tài xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng còn khiêm tốn, chỉ dừng ở mức phát hiện, báo cáo, dẫn tới thiếu tính linh hoạt trong cơng tác quản lý.

- Chưa sát sao trong công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng đất xây dựng khu cơng nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp Yên Phong II. Làm giảm hiệu quả sử

dụng đất rất thấp.

- Chưa tổ chức được nhiều chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Việc thay đổi về chính sách đầu tư, doanh nghiệp, thuế, hải quan thời gian qua diễn ra nhanh, thiếu đồng bộ trong ban hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành dẫn đến việc thụ động trong biên soạn lại tài liệu xúc tiến đầu tư. Các dự án đầu tư vào KCN cịn nhiều dự án quy mơ nhỏ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, rất khó khăn phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế.

- Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Việc phát triển hạ tầng kỹ thuật trong một số KCN còn gặp vướng mắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng; phát triển hạ tầng xã hội cịn vướng mắc về chính sách phát triển của ngành, lĩnh vực (giáo dục, y tế văn hoá xã hội…). Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN. Những vướng mắc về giá đất và các quy định của pháp luật liên quan đến đền bù, GPMB đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đền bù, làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào KCN. Công tác bồi thường GPMB chậm, gặp nhiều khó khăn; có nhiều KCN chưa triển khai được, điển hình là KCN Yên Phong II...

- Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo, thống kê, gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp, báo cáo, phân tích và dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Thông tư hướng dẫn ủy quyền về công tác quản lý Lao động quy định thời gian ủy quyền; quản lý lao động nước ngồi gặp khó khăn do Bộ Cơng an và Bộ ngoại giao về tiền lương, thu nhập của người lao động cơ bản đáp ứng mức sống tối thiểu, chưa đủ để cải thiện cuộc sống, hỗ trợ gia đình, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đình cơng trong thời gian vừa qua. Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao cịn thiếu và yếu. Hệ thống trường đào tạo trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vấn đề lao động việc làm, đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần

của công nhân trong KCN cịn nhiều khó khăn. Số lượng CNLĐ trong các KCN tăng nhanh nhưng nhà ở cho người lao động còn thiếu. CNLĐ chủ yếu thuê nhà dân tại các địa phương gần KCN nhưng còn tạm bợ, chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người lao động.

- Ban quản lý các KCN chưa được ủy quyền về thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định. Kế hoạch bảo vệ môi trường do UBND huyện, thị xác nhận, không gửi về Ban quản lý, do vậy, khó nắm được số doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại một số KCN xây dựng chậm so tiến độ đề ra. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Ý thức của một số Chủ doanh nghiệp chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Về thanh tra, kiểm tra: Mặc dù đã có Quy chế phối hợp nhưng tình trạng kiểm tra trong các doanh nghiệp KCN giữa các ngành, các cấp còn chồng chéo; Cấp huyện thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp KCN nhưng không thông báo cho Ban quản lý và các Sở, ngành có liên quan;

- Về bảo đảm ANTT, an toàn trong KCN: Số doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng nhiều, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn; Cơng tác ANTT ngày càng diễn biến phức tạp, phát sinh thêm các vụ việc cướp tài sản và cháy lớn tại các KCN. Tình trạng tai nạn lao động chết người đã xảy ra nhiều trong thời gian gần đây gây thiệt hại về người, tiền của cho doanh nghiệp và gia đình người lao động,... chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp thi công thầu xây dựng cho doanh nghiệp thứ cấp.

- Tình hình thiều vốn đầu tư do vậy cụm công nghiệp làng nghề kém phát triển điển hình như Cụm cơng nghiệp làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đông Thọ phải chuyển đổi sang loại hình sản xuất là Cụm cơng nghiệp đa nghề Đơng Thọ để thu hút nhiều loại hình sản xuất thay vì chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đơn điệu. Nguyên nhân khiến cho các cụm làng nghề hoạt động kém chính là do chất lượng cơng tác quy hoạch chưa cao. Bên cạnh đó là khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng, huy động vốn đầu tư, khả năng tài chính của các hộ sản xuất tại các làng

nghề hạn chế. Nhiều làng nghề do nhu cầu về mặt bằng bức xúc nên các hộ dân đã tự phát lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng, để sản xuất. Ngoài ra cịn do hạn chế về tài chính nên đa phần các Cụm công nghiệp làng nghề chưa xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy định, nhất là các hạng mục xử lý môi trường. Một số Cụm công nghiệp làng nghề do quy mơ q nhỏ, khơng có khả năng bố trí quĩ đất để xây dựng. Do vậy không đáp ứng được mục tiêu giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG KHU CƠNG NGHIỆP CĨ HIỆU QUẢ TẠI HUYỆN YÊN PHONG 3.1. Định hƣớng phát triển cơng nghiệp hố - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và huyện Yên Phong

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 -2021 là „„Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong ngồi nước. Trong chiến lược đó, Bắc Ninh lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế là đầu tư phát triển các Khu công nghiệp tập trung, các Cụm công nghiệp đa nghề và các Khu công nghiệp làng nghề.” Xây dựng các KCN Bắc Ninh theo hướng bền vững, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phịng trên địa bàn tỉnh: xây dựng mơ hình KCN thân thiện với mơi trường. [15;20]

Quy mô công nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến nay, Yên Phong đã được tỉnh Bắc Ninh cho phép khảo sát lập quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp với diện tích 1.054,43 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây đang là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp. Trên địa bàn đang hình thành các sản phẩm chủ lực gồm điện tử, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản… Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tại các làng nghề duy trì ổn định. Những năm qua, huyện Yên Phong đạt được nhiều kết quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua 10 năm thúc đẩy phát triển công nghiệp (2005 – 2015), Yên Phong đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, trong đó có doanh nghiệp lớn như Tập đồn Sam Sung. Yên Phong được tỉnh chú trọng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng sức hút đầu tư: Quốc lộ 18, Quốc lộ 3, cầu Đông Xuyên, tỉnh lộ 295, 277, đường điện đã được nâng cấp…[16;7]

Để phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh; Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2050; gắn với sự phát triển cơng nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh, bảo đảm khai thác được lợi thế của tỉnh và gắn kết chặt chẽ các mối liên kết vùng, liên kết tuyến để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh; Phấn đấu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21. Huyện Yên Phong với diện tích 9.686 ha, chức năng là vùng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. [15;23]

Về công nghiệp – dịch vụ: trong giai đoạn 2015-2020, Yên Phong sẽ tập

trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo nền tảng vững chắc sớm đưa Yên Phong trở thành thị xã.

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Yên Phong xác định thực hiện 3 khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết là việc xác lập không gian kinh tế và đô thị gắn với chương trình phát triển đơ thị Bắc Ninh; nâng cấp thị trấn Chờ thành đô thị loại IV. Bên cạnh đó, huyện sẽ tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ phát triển các loại hình dịch vụ, nhất là các dịch vụ phục vụ các khu, cụm công nghiệp. Huyện cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho các dự án công nghiệp trên địa bàn.

Quy hoạch điều chỉnh các cụm cơng nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Huyện Yên Phong, giữ nguyên 01 CCN làng nghề Đông Thọ giai đoạn I, giai đoạn II; điều chỉnh diện tích xuống cịn 75 ha. Chuyển đổi sáp nhập cụm cơng nghiệp thị trấn Chờ giai đoạn I (85,51 ha)và mở rộng (145,3 ha) vào Khu công nghiệp tập trung Yên Phong II: 230,54 ha (đã phê duyệt trong quy hoạch điều chỉnh các KCN tập trung). Quy hoạch mới 01 CCN Yên Trung với diện tích 50 ha. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, huyện Yên Phong quy hoạch phát triển mới CCN Văn Mơn với diện tích 40 ha. [15,24]

Khuyến khích và thúc đẩy sản xuất các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng gắn với thương mại, du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa. Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị GDP và ngân sách nhà nước; Coi trọng chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, tăng giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Về phát triển ngành nông lâm nghiệp và thủy sản: Phát triển nơng nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Vùng trồng lúa năng suất cao, vùng trồng rau, vùng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng hoa, cây cảnh, vùng nuôi cá....;

Phát triển chăn ni gia trại lợn theo hướng cơng nghiệp ngồi khu dân cư, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Phát triển các vùng chăn nuôi đàn bị thịt ở những xã có điều kiện, duy trì chăn ni gia cầm tập trung tại một số địa phương trong tỉnh.

Về môi trường: Bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi

trường. Bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và các không gian đơ thị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp; giải quyết cơ bản tình trạng ơ nhiễm ở các làng nghề, hình thành các vành đai xanh, nhất là khu vực đô thị. Đẩy mạnh trồng cây phân tán trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu vực nông thôn, cơ quan, công sở...

Đến năm 2020: 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải (gồm cả chất thải rắn, nước thải và khơng khí), đảm bảo 100% đơ thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn; 100% rác thải y tế được thu gom, xử lý. [16,10]

3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất khu cơng nghiệp có hiệu quả tại huyện Yên Phong

3.2.1. Giải pháp chung cho việc quản lý sử dụng đất khu cơng nghiệp có hiệu quả

a. Giải pháp đối với Nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất với vai trị là cơng cụ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xây dựng các phương pháp, nội dung, quy trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, lồng ghép với các nhiệm vụ phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng phương pháp dự báo và xác định nhu cầu sử dụng đất, làm cơ sở xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng và hồn thiện mơi trường quản lý: Trên cơ sở các qui định chung của Chính phủ về tổ chức quản lý nhà nước đối với pháp triển các Khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất do nhà nước thu hồi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 82)