6. Bố cục của đề t ài
2.3.2.3 Kênh phân phối
Trước đây sản phẩm của Công ty xuất khẩu ra nước ngoài hầu hết theo hình thức chế biến gia công. Chính sách phân phối với thị trường thủy sản ít được biểu hiện. Việc phân phối sán phẩm của Công ty chấm dứt tại thời điểm khi sản phẩm đến tay người đặt hàng, những khâu còn lại do đối tác thực hiện. Với phân phối như vậy Công ty chưa tạo ra được nhãn hiệu riêng về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng. Nhãn hiệu của Công ty khi đến tay người tiêu dùng thường mang tên Công ty đặt hàng, chỉ có LOGO của Công ty nằm ở một vị trí nhỏ trên bao bì sản phẩm, những khâu còn lại do đối tác thực hiện.
Phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng không chỉ là vấn đề của riêng Công ty mà còn là vấn đề chung của Công ty Việt Nam. Tạo được nhãn hiệu riêng trong mắt người tiêu dùng là một vấn đề rất khó, đòi hỏi nhiều điều kiện mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đều chưa làm được.
Kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu
Sơ đồ 2.3: Kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu
Sản phẩm của Công ty Nhà nhập khẩu Bán buôn, bán sỉ Công ty thương mại Sản xuất Bán lẻ Nhà hàng Người tiêu dùng
Với hệ thống kênh phân phối trên ta thấy sản phẩm của Công ty để đến tay người tiêu dùng thì phải qua cả một quá trình. Do đó, giá cả nó có sự chênh lệch rất lớn so với khi Công ty sản xuất ra.
Tuy nhiên kênh phân phối này nó cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc Công ty xuất hàng sang nước nào cho phù hợp với thực tế của nước nhập khẩu. Ví dụ, đối với Nhật ta xuất theo các trình tự kênh phân phối trên nhưng đối với Australia ta thường chỉ xuất qua người bán buôn, sau đó đến người bán lẻ rồi đến người tiêu dùng mà thôi.
Các nước tiêu thụ hàng của Việt Nam đa phần là nước có nền công nghiệp tái chế khá là phát triển vì thế họ tiến hành mua hàng của Công ty về rồi tái chế lại rồi bán cho người tiêu dùng.
Kênh phân phối tại thị trường nội địa
Hoạt động tiêu thụ của công ty tại thị trường này không phải là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà là bán cho các doanh nghiệp cùng ngành để doanh nghiệp này chế biến lại rồi bán ra thị trường (95%), một phần còn lại mới bán cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các siêu thị, đại lý. Các doanh nghiệp thường có quan hệ mua bán với công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vân Như, Doanh nghiệp tư nhân Hải Long, Công ty cổ phần hải sản Nha Trang và một vài công ty khác.
Sơ đồ 2.4: Kênh phân phối tại thị trường nội địa
Tại thị trường nội địa thì kênh phân phối hoạt động của công ty chưa có hiệu quả vì công ty chỉ đơn thuần là tung sản phẩm ra thị trường chưa hề có hoạt động xúc tiến tại thị trường này. Còn đối với công tác bán hàng cho các đơn vị kinh doanh khác chỉ xảy ra khi họ có hợp đồng nhưng chưa có hàng. Có thể nói công tác tiêu thụ tại thị trường này mang tính thụ động lớn.