6. Bố cục của đề t ài
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (tiền thân là Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Phú Khánh) được thành lập theo quyết định số 636-UB, ngày 14-05-1977 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Khánh, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Thuỷ sản Khánh Hòa. Trải qua 30 năm xây dựng, Xí nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Từ một doanh nghiệp đơn thuần về khai thác, ngày nay Xí nghiệp đã chuyển đổi sang nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Đây là một quyết định đột phá để Xí nghiệp tồn tại và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những ngày đầu mới thành lập, trong điều kiện cơ sở, vật chất, nhà xưởng, tàu thuyền chưa có, xí nghiệp vừa phải chuẩn bị đón nhận 3 tàu 400cv mua từ Nhật Bản, vừa gấp rút giải quyết về lao động, tiếp nhận học sinh, sinh viên của các trường Trung học, công nhân kỹ thuật Hải sản Hải Phòng, cán bộ và bộ đội chuyển ngành, xuất ngũ về nhận công tác, xin bổ sung cán bộ thuyền của Quốc doanh đánh cá Hạ Long và Quảng Ninh; cử cán bộ, thuyền viên ra Hải Phòng học nghề đánh cá, tôm, mở các lớp đào tạo cấp tốc từ 3 – 6 tháng cho thủy thủ, thợ máy, điện lạnh, báo vụ... Với đội ngũ cán bộ, thuyền viên được đào tạo cơ bản, trẻ khỏe và đầy nhiệt tình, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản, chỉ trong thời gian 30 ngày, xí nghiệp đã làm chủ được các thiết bị hiện đại của tàu 400cv, đưa tàu ra khơi đánh bắt thử chuyến biển đầu tiên trong tháng 09-1977 và đạt kết quả tốt.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, ngành, Xí nghiệp đã đóng mới 15 tàu vào các năm: 1978-1979, đóng mới 3 tàu 90cv, 1980 – 1981, đóng mới 6 tàu 140cv; 1983 –1984, đóng mới 6 tàu 33-45cv, đưa tổng số tàu của xí nghiệp lên 18 chiếc với tổng công suất gần 2.600cv. Xí nghiệp là một trong những doanh nghiệp có đội tàu khai thác mạnh nhất trong cả nước thời bấy giờ. Nghề khai thác thủy sản những năm đầu miền Nam mới giải phóng có nhiều thuận; nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, sản lượng tôm, cá xí nghiệp khai thác hàng ngày của đội tàu được chế biến và bảo quản cấp đông trên biển làm tăng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, sản phẩm của Xí nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đầu tiên của ngành thủy sản Khánh Hòa. Từ năm 1978-1983, xí nghiệp đã xuất khẩu được trên 2 triệu USD, bằng giá trị mua 3 tàu 400cv của Nhật Bản.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng kéo dài của nền kinh tế tập trung, bao cấp, nghề khai thác thủy sản đã gặp rất nhiều khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao, sản lượng khai thác ngày càng giảm, ngư trường khai thác gần bờ ngày bị suy thoái và cạn kiệt, chi phí sản xuất ngày càng lớn...Ngược lại, giá tiêu thu sản phẩm thấp, tăng không đáng kể. Một số sản phẩm có giá trị cao như tôm đông lạnh thì sản lượng thấp. Do vậy, việc cân đối tài chính cho đội tàu gặp khó khăn, dẫn đến nhiều Quốc doanh đánh cá bị thua lỗ, phá sản và giải thể. Để giải quyết những khó khăn, xí nghiệp đã liên doanh với Công ty Thủy sản Năm Căn (Cà Mau), đưa 3 tàu 400cv đứng chân tại cảng Năm Căn chế biến tôm xuất khẩu của Công ty (thời kỳ này do sản lượng tôm nuôi của Cà Mau nhiều, Công ty Thủy sản Năm căn chưa có nhà máy để thu mua chế biến) để vừa khai thác (đối với đội tàu 140cv và 33-45cv), vừa chế biến thủy sản xuất khẩu. Với hình thức này, xí nghiệp tiếp tục vẫn duy trì sản xuất cho đội tàu. Sau 2 năm, Công ty Thủy sản Năm Căn đã đầu tư, xây dựng xong nhà máy chế biến đông lạnh tại cảng Năm Căn, sản lượng tôm của Công ty được đưa vào nhà máy để chế biến, xí nghiệp đã phải rút toàn bộ đội tàu
về và chuyển hướng từ khai thác tôm sang khai thác cá. Thời kỳ này, đối với 3 tàu 400cv, do có thiết bị cấp đông nên sản phẩm được bảo quản được tốt, giá thành cao, cân đối được chi phí sản xuất. Đối với đội tàu 140cv và 33-45cv, khai thác không cân đối được, toàn bộ đội tàu đều phải nằm bờ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 1989, tỉnh Phú Khánh được chia tách làm đôi: Phú Yên- Khánh Hòa; Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Phú Khánh được phân chia làm 2.
Tại Khánh Hòa, xí nghiệp được UBND tỉnh ra quyết định đổi tên là Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Khánh Hòa, một nửa tài sản và càn bộ công nhân viên về Phú Yên, một nửa còn lạiở Khánh Hòa và được đổi tên là: Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy Sản Khánh Hòa theo Quyết định số 108- QĐ/UB, ngày 01/07/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Tài sản sau khi tách tỉnh của Xí nghiệp còn lại là 2 tàu vỏ sắt có công suất 400 cv, 3 tàu vỏ gỗ có công suất 140 cv và 3 tàu vỏ gỗ có công suất 45cv với tổng số lao động là 150 người. Do sản lượng khai thác tôm giảm đáng kể , đội tàu gỗ bị hư hỏng nặng, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, Xí nghiệp đã xin phép UBND tỉnh bán thanh lý toàn bộ số tàu gỗ nói trên.
Theo nghị định 388/HĐBT, ngày 20/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa theo quyết định số 153- QD/UB, ngày 03/01/1993 của Chủ tịch tỉnh.
Như vậy, Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh hòa là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài sản riêng; có tư
cách pháp nhân về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về các hoạt động đó bằng toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý.
Tại thời điểm thành lập lại, Xí nghiệp có vốn điều lệ là 1.741 triệu đồng, trong đó:
-Vốn cố định: 1.593 triệu đồng. -Vốn lưu động: 148 triệu đồng.
Với quyết tâm xây dựng lại Xí nghiệp, Đảng ủy Xí nghiệp chủ trương là thận trọng trong đầu tư, lấy ngắn nuôi dài, lấy gia công làm bước khởi đầu cho chế biến. Năm 1992, Xí nghiệp mua chiếc tàu 400cv của Phú Yên, tháo lấy hệ thống máy lạnh, máy phát điện và hầm bảo quản về lắp đặt tại số 10 Võ Thị Sáu, thành một xưởng chế biến nhỏ với 2 tủ cấp đông, một kho lạnh 50 tấn, nhà xưởng chế biến 150 m2. Cuối năm 1993, Xưởng chế biến đông lạnh ra đời. Đây là cơ sở đầu tiên để sau này Xí nghiệp phát triển ngày càng mạnh về chế biến thủy sản xuất khẩu.
Về lĩnh vực khai thác, sau khi chuyển đổi từ đánh bắt tôm sang nghề giã cào (đánh cá), 2 tàu 400cv đã tự cân đối được thu chi nhờ sản phẩm sau khi khai thác được cấp đông và bảo quản tốt trên biển. Để hạn chế các tiêu cực trong cán bộ thuyền viên, xí nghiệp đã thay đổi cơ chế quản lý, khoán nộp và giao quyền tự quản cho các tàu. Với cơ chế này, xí nghiệp đã giảm được sự thua lỗ của đội tàu, đời sống của các bộ, thuyền viên được nâng cao. Ngoài ra, trong thời kỳ này, 2 tàu 400cv của Công ty còn tham gia các chuyến biển đưa tàu ngư dân ra khai thác ở quần đảo Trường Sa, làm dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân và nghiên cứu hướng đầu tư ở đảo Đá Tây. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung của ngành khai thác, đội tàu của Xí nghiệp chỉ tồn tại đến tháng 10 năm 2004 là giải thể, kết thúc chặng đường dài 24 năm theo đuổi ngành khai thác thủy sản của Công ty.
Về lĩnh vực chế biến, nhờ có kinh nghiệm trong thời kỳ chế biến tôm ở Năm Căn (Cà Mau), gia công chế biến ở các đơn vị bạn và học hỏi một số doanh nghiệp chế biến, Xí nghiệp đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực chế biến, thu mua chế biến các sản phẩm dưới dạng sơ chế (nguyên con), sau đó từ từ nâng chất lượng sản phẩm lên với các quy trình chế biến ngày càng cao. Sản phẩm Xí nghiệp đã xuất khẩu đến các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapor, Nhật Bản, Hàn Quốc và ngày nay đang mở rộng đến thị trường EU, Australia, Canada, EU và Mỹ…Thương hiệu
KHASPEXCO đã có mặt hầu hết khắp các thị trường trên thế giới; uy tín sản phẩm của Xí nghiệp đối với khách hàng ngày càng tăng. Từ doanh thu hàng năm chỉ đạt dưới mười tỷ đồng trong những năm đầu mới đầu tư cho chế biến thì đến nay đã đạt trên một trăm tỷ đồng, Năm 2006, doanh thu đạt 146 tỷ, ngoại tệ xuất khẩu đạt trên 10 triệu USD; từ một doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ, ngày nay đã có hiệu quả; lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006, lợi nhuận đạt gần 900 triệu đồng. Đây là một con số nhỏ so với những doanh nghiệp chế biến khác nhưng là một sự cố gắng cực kỳ lớn của tập thể cán bộ, công nhân và lao động xí nghiệp trong điều kiện thường xuyên bị tranh chấp về nhà cửa, đất đai, không có điều kiện để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho chế biến. Điều phấn khởi nhất của lãnh đạo xí nghiệp là tuy sau rất nhiều năm khó khăn, thu nhập của người lao động thấp thì ngày nay, xí nghiệp đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 500 cán bộ, công nhân lao động. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.600.000 đ/người/tháng, tăng nhiều lần so với trước kia. Từ những số liệu trên đã khẳng định sự chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực chế biến của Công ty hoàn toàn đúng đắn. Tốc độ tăng trưởng bình quân của xí nghiệp 10 năm qua đạt trên 20%/năm. Xí nghiệp không chỉ đứng vững trong cơ chế thị trường mà ngày càng phát triển bền vững. Doanh thu và hiệu quả năm sau luôn cao hơn năm trước; đời sống người lao động ngày được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa IX) về chuyển đổi và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, năm 2005 xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa. Nhưng do tranh chấp nhà đất giữa xí nghiệp và Dòng thánh Giuse tại số 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang từ lâu chưa giải quyết dứt điểm, nên cổ phẩn hóa Xí nghiệp tạm thời chưa thực hiện được.
Do không chuyển đổi được sang Công ty cổ phần, tháng 6/2010, Xí nghiệp được chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa theo Quyết định số 1614/ QĐ- UBND ngày 23/06/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Đạt được kết quả trên, trước hết là sự tác động của công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo khi chuyển nền kinh tế nước ta từ kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt, tinh thần vượt khó của tập thể cán bộ, công nhân - lao động và đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ban ngành, trong đó Sở Thuỷ sản là đơn vị chủ quản đã trực tiếp theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt lên khó khăn nhiều lúc tưởng chừng như không qua nổi.
Ba mươi lăm năm là một chặng đường dài đầy khó khăn, thách thức, tập thể cán bộ, công nhân lao động Công ty TNHH một thành viên đã đoàn kết, gắn bó, cùng chung lưng đấu cật, cố gắng vượt qua, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Hiện nay trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp bị phá sản nhưng Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa vẫn từng bước phát triển trên cơ sở nền tảng vững chắc từ trước đây là niềm tự hào của tập thể cán bộ, đảng viên và công nhân - lao động qua nhiều thế hệ đã và đang đóng góp công sức vào quá trình đi lên của Công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh
Hòa
Tên Tiếng Anh: KHANH HOA SEAPRODUCT EXPLOITATION AND SERVICEENTERPRIS.
Tên viết tắt: KHASPEXCO.
Mã Doanh Nghiệp: 79DL 191- HK 210
Địa chỉ: Số 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang, Khánh Hòa;
Điện thoại: (058) 3881161; 3882756; 3882767
Fax: (058) 3881675; E-mail: khaspexco@dng.vnn.vn
Chức năng, nhiệm vụ: Khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu; Dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu.
Sản phẩm chính: Cá fillet các loại; Mực, tôm đông lạnh; Các loại cá xông khói, sản phẩm thủy sản các loại khô xuất khẩu.
Văn phòng giao dịch : Số 90 Mạc Thị Bưởi – Phường Bến Nghé – Quận 1 – TPHCM
Giám Đốc : Ô. Nguyễn Văn Quý
Loại Hình Doanh Nghiệp : Doanh Nghiệp Nhà Nước
Là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa.
Ngân Hàng Giao Dịch : Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa. Tại thời điểm chuyển đổi, vốn điều lệ của Công ty là 9.131.000.000 đồng.