Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 25 - 28)

6. Bố cục của đề t ài

1.3.1 Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế

Các nhân tố về kinh tế ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo các hướng:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng từ đó mà được nâng lên. Đây là cơ hội để doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu nền kinh tế và của người tiêu dùng.

- Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủy sản. Vì vậy khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng ngoại tệ tăng giá sẽ kích thích xuất khẩu, do đó làm cho môi trường cạnh tranh ngày

càng gay gắt hơn, vì các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

- Lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp trong ngành thủy sản sử dụng nguồn vốn vay nhiều, do đó khi lãi suất tăng cao thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến giá cả các yếu tố đầu vào. Giá cả đầu vào tăng làm tăng giá thành sản phẩm, gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu như các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

* Môi trường chính trị - pháp luật

Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại dao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản. Tùy theo chính sách mà tác động tích cực hay tiêu cực đến doanh nghiệp. Có những chính sách tạo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi cho doanh nghiệp khác. Do đó mà thể chế chính trị pháp luật ổn định, rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường và cạnh tranh một cách bình đẳng.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải kết hợp những quy định của chính phủ với sức mạnh của công ty để tạo cơ hội cho doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp cần phải thường xuyên tìm hiểu một số quy định của chính phủ về chiến lược phát triển ngành thủy sản, chẳng hạn như: Nghị định 14/2009/NĐ- CP ngày 13/02/2009 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy

sản. Quyết định số 3156/QĐ-BNN-CB, ngày 14/11/2005 về việc phê duyệt “Kế hoạch kiện toàn quản lý chất lượng chuyên ngành của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối”. Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 17/07/2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm,… để từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp.

* Các yếu tố tự nhiên

Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người, mặt khác nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành thủy sản mà hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Trong nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ.

* Các yếu tố văn hóa xã hội

Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà được xã hội hay một nền văn hóa cụ thể chấp nhận và tôn trọng như: phong tục, tập quán, lối sống, thị hiếu… Sự tác động của các yếu tố văn hóa thường có tính dài hạn và tinh tế hơn các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó phân biệt được. Hiểu biết nó là cơ hội rất quan trọng đối với các nhà quản trị. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nhiều quốc gia khác nhau có thể bị tác động, ảnh hưởng rõ rệt của các yếu tố văn hóa xã hội. Vì vậy các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản.

* Các yếu tố công nghệ

Đối với các doanh nghiệp chế biến trong ngành thủy sản trước đây, việc sử dụng thiết bị máy móc vào trong sản xuất còn hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm chưa

cao chưa tạo ra được những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Nhưng dần dần các doanh nghiệp đã áp dụng máy móc, khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nên đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.

Nếu trong chiến lược kinh doanh không thể hiện được chiến lược công nghệ trong từng thời kì thì nguy cơ có thể làm cho vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp bị suy thoái trực tiếp hay gián tiếp, khi đó sản phẩm sản xuất ra sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong từng thời kì, đó sẽ là một sai lầm rất lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản khánh hòa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)