6. Bố cục của đề t ài
1.5.1 Nhóm các yếu tố đầu vào
* Năng lực tài chính
- Vốn là tiêu chí lớn và tổng quát để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng được nâng cao, phục vụ cho những chiến lược phát triển lâu dài.
Mục đích cuối cùng của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp là bảo toàn và phát triển vốn, nghĩa là số tiền thu được từ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi.
- Việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hay thấp thể hiện ở tỷ suất sinh lời, chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận chia cho tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
- Công thức tính: H= Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn kinh doanh
- Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị trường là gay gắt và doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh. Ngược lại nếu chỉ tiêu này cao hơn đối thủ cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khả năng thanh toán
Phân tích chỉ số khả năng thanh toán phản ánh khả năng phản ứng của doanh
nghiệp với các khoản nợ.
- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (Rc): Rc= Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp có tthể sử dụng toàn bộ tài sản của mình để
trang trải các khoản nợ của mình bao nhiêu lần. - Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Rs):
Rs= Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Rc= Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả
Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
- Hệ số thanh toán nhanh (Rq):
Rq = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, thông thường
tỷ số này dao động từ 0,5 đến 0,8 là tốt.
Hiệu quả kinh doanh - Doanh lợi trên tổng vốn:
- Doanh lợi trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh Thu= LNST / DT - Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
* Năng lực sản xuất
Máy móc thiết bị: Dây chuyền máy móc thiết bị cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy một dây chuyền máy móc hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trước các đối thủ cạnh tranh.
- Năng lực sản xuất của máy móc thiết bị lớn sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác lợi ích kinh tế nhờ quy mô, như vậy sẽ hạ được giá thành tính cho
Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu= LNST / DT ROA= LNST / Tổng vốn kinh doanh
Rq= Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn
một đơn vị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp, dễ dàng thực hiện mục tiêu phát triển quy mô thị trường của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp là hệ số hiệu quềm khả kĩ thuật. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua tỷ lệ giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng. Phản ánh khả năng khai thác, sử dụng công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
+ Công thức tính: = Sản lượng thực tế / Sản lượng tiềm năng
+ Nếu doanh nghiệp có hệ số hiệu quả kỹ thuật gần bằng một và cao hơn đối thủ cạnh tranh thể hiện doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả, khai thác tối đa công suất của máy móc và có khả năng cạnh tranh. Ngược lại nếu doanh nghiệp có hệ số hiệu quả kỹ thuật thấp có nghĩa là quy mô thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ chưa tương xứng với công suất thiết kế của Công nghệ.
Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất là dùng để chế biến các nguyên liệu thành các sản phẩm nếu như quy trình sản xuất đảm bảo thì sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất hàng đông lạnh.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất hàng khô.
Tiếp nhận nguyên liệu Phân loại Xử lý Phân cỡ Cân Bảo quản Xếp khuôn Bao gói Tách khuôn Cấp đông Chờ đông Tiếp nhận nguyên liệu Xử lý Phân cỡ Phân loại
Khả năng sản xuất: Sản lượng của Công ty cũng là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Sản lượng nhiều thì giúp cho Công ty có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách hàng. Sản lượng nhiều chứng tỏ năng lực sản xuất của Công ty cao giúp cho Công ty có thể tiết kiệm về chi phí lao động từ đó Công ty có thể định giá bán thấp hơn các đối thủ cạnh tranh làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty.
* Nguồn nhân lực
- Trong kinh doanh hiện đại thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở năng lực lãnh đạo, khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn của đội ngũ cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, khả năng cải tiến máy móc kỹ thuật cũng như không ngừng sáng tạo các đặc tính ưu việt cho sản phẩm.
- Doanh nghiệp nào có được chất lượng nguồn nhân lực cao hơn thì khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
* Nguồn nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất. Chất lượng của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
- Doanh nghiệp nào có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và chất lượng nguyên vật liệu luôn được đảm bảo thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ cao và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên có một nghịch lý là trong lúc đầu ra của ngành thủy sản đang có những điều kiện tốt nhất, giá cao, đơn hàng nhiều, nhưng nguồn nguyên liệu trong nước lại đang rơi dần đi do đã qua vụ thu hoạch tại các vùng nguyên liệu.
Kèm theo đó với sự biến động của nền kinh tế như hiện nay thì giá nguyên vật liệu cũng không ngừng tăng lên.
- Với việc nguồn nguyên liệu hiện nay luôn biến động và giá nguyên vật liệu không ngừng tăng thì việc tính toán lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý là một điều rất quan trọng, đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là liên tục và với chi phí hợp lý.
* Thương hiệu, uy tín
- Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.
- Giá trị thương hiệu là tiêu chí đánh giá mang tính tổng hợp. Giá trị này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, hợp đạo, hợp lý của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến. Giá trị vô hình của doanh nghiệp gồm hai bộ phận. Thứ nhất là uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở “văn hóa doanh nghiệp”, bao gồm trang phục, văn hoá ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch v.v… Thứ hai là giá trị của tài sản nhãn hiệu. Những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị càng cao. Muốn có được giá trị thương hiệu cao doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.
- Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức .
- Thương hiệu mạnh tạo ra sự tín nhiệm thuận lợi cho việc giới thiệu thêm sản phẩm mới.
- Thương hiệu mạnh là một lợi điểm rõ ràng, giá trị và bền vững
- Thương hiệu mạnh tạo nên sự xuyên suốt và tập trung trong nội bộ doanh nghiệp về việc xây dựng thương hiệu.
- Thương hiệu càng mạnh, sự trung thành của khách hàng càng cao giúp cho doanh nghiệp càng có nhiều khả năng lượng thứ của khách hàng khi doanh nghiệp mắc sai lầm.
- Thương hiệu mạnh là một đòn bẩy thu hút nhân tài và duy trì nhân tài trong doanh nghiệp.
- Tạo được thương hiệu riêng trong mắt người tiêu dùng là một vấn đề rất khó, đòi hỏi nhiều điều kiện mà hiện nay một số doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa làm được.
* Hoạt động Marketing
- Hoạt động marketing ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhiều hơn như là một công cụ cạnh tranh quan trọng. Đó là các hoạt động xúc tiến bán hàng như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và các dịch vụ khách hàng ….
- Doanh nghiệp nào có sự đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động Marketing và có chiến lược Marketing hợp lý hơn thì sẽ tạo được thương hiệu mạnh hơn và sản lượng tiêu thụ cao hơn so với đối thủ từ đó tạo được vị thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường.
+ Xúc tiến bán hàng
- Bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong một phạm vi không gian và thời gian xác định nhằm thu hút sự chú ý của người mua và lôi kéo họ tiêu dùng sản phẩm như: phiếu thưởng, hàng mẫu, gói hàng chung, quà tặng, các cuộc thi và các trò chơi.
- Các kỹ thuật xúc tiến: trưng bày, triễn lãm: để thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn, các giới doanh nghiệp và khách hàng có quan tâm tới lĩnh
vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tham gia hội chợ, triễn lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm,…
- Xúc tiến tại nơi bán hàng: các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nơi thể hiện rõ nét nhất quan hệ mặt đối mặt giữa doanh nghiệp và khách hàng là nơi bộc lộ đầy đủ những ứng xử và nghệ thuật Marketing của người kinh doanh: chọn địa điểm mở hàng, trưng bày hàng hóa, trang trí nội thất…