Mật độ 2 chủng nấm men khi nuôi cấy ở các nhiệt độ khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu hồi vách tế bào giàu beta glucan từ nấm men (Trang 47 - 51)

Tên chủng

Mật độ nấm men ( Ax107CFU/ml)

25oC 28oC 30oC 32oC 35oC

BM32 13 41 63 8,2 13

S51 8,1 27 44 7,8 26

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy nhiệt độ không làm thay đổi nhiều đến nuôi cấy tế bào nấm men. Có thể ni cấy nấm men ở dải nhiệt độ từ 25 đến 30oC, trong đó nhiệt độ ni cấy ở 30oC là thích hợp nhất đối với cả 2 chủng nấm men. Khi tăng nhiệt độ lên 32oC, mật độ nấm men bắt đầu giảm, 2 chủng nấm men nghiên cứu khơng thích hợp với nhiệt độ lớn hơn 30oC. Chúng tôi lựa chọn nhiệt độ trong khoảng 28-30oC để tiến hành nuôi cấy 2 chủng nấm men BM 32 và S51

3.2.3. Ảnh hưởng của SDS đến hàm lượng β-glucan trong vách tế bào nấm men

Bổ sung thêm SDS và EDTA vào mơi trường ni cấy với mục đích kích thích sinh tổng hợp β-glucan đối với 2 chủng nấm men BM32 và S51. Tiếp tục nuôi cấy lắc ở 30oC trong 30 giờ. Hỗn dịch sau lên men được ly tâm, bỏ dịch nổi, sấy khô ở 80oC trong 4 giờ và định lượng β-glucan. Kết quả được mơ tả trên đồ thị hình 3.4

Hình 3.3. Đồ thị ảnh hưởng của SDS đến hàm lượng β-glucan

Tại điểm không bổ sung SDS vào môi trường nuôi cấy, hàm lượng β-glucan thu được đối với chủng nấm men BM 32 là 10,2 %, chủng S51 là 9,88% và lượng β-glucan gần như không thay đổi khi bổ sung SDS vào với hàm lượng 30 pg/l. Chứng tỏ, khơng có sự tác động của SDS vào vách tế bào nấm men ở hàm lượng 30pg/l. Tuy nhiên, hàm lượng β-glucan tăng khá rõ khi hàm lượng SDS bổ sung là 60 đến 80 pg/l . Cụ thể, khi bổ sung SDS hàm lượng 60pg/l, phần trăm β-glucan thu được đối với chủng BM 32 là 11,4%, đối với chủng S51 là 11,2%. Khi bổ sung SDS 80 pg/l hàm lượng β-glucan định lượng được 11,5 % ở chủng BM 32 và tăng lên 12,0% ở chủng S51. Tiếp tục tăng hàm lượng SDS bổ sung vào môi trường lên 100 pg/l chúng tôi nhận thấy hàm lượng β-glucan khơng có sự thay đổi rõ rệt, thậm chí phần trăm β-glucan có sự giảm nhẹ ở chủng S51 (11%). Hàm lượng β-glucan giảm rõ rệt khi tăng hàm lượng SDS lên 120 và 150 pg/l. Chứng tỏ, khi hàm lượng SDS bổ sung lớn sẽ ức chế một phần sự sinh trưởng của tế bào nấm men dẫn đến sự giảm của hàm lượng β-glucan. Điều này hoàn toàn phù hợp khi so sánh với nghiên cứu của Naruemonvà cộng sự (2013) khi ông bổ sung thêm SDS hàm lượng 100pg/l vào môi trường nuôi cấy, hàm lượng β-glucan thu đượctăngtừ 7-40% so với ban đầu[20].

3.2.4. Ảnh hưởng của EDTA đến hàm lượng β-glucan trong vách tế bào nấmmen men

Tiếp tục bổ sung thêm EDTA vào môi trường nuôi cấy hai chủng nấm men BM 32 và S51 để lựa chọn hàm lượng thích hợp nhất kích thích sinh tổng hợp β- glucan. Dung dịch EDTA cũng được chuẩn bị dưới dạng dung dịch gốc 100 µg/ml. Thêm dung dịch gốc EDTA này vào 100ml môi trường MT4 với hàm lượng thay đổi như bảng 10. Nuôi lắc ở 30oC trong 30 giờ. Hỗn dịch sau lên men được ly tâm, bỏ dịch nổi, sấy khô sinh khối nấm men ở 80oC trong 4 giờ và định lượng betaglucan sử dụng bộ kit megazyme.

Hình 3.4. Hàm lượng β-glucan khi bổ sung thêm EDTA vào môi trường

Hàm lượng β-glucan khi không bổ sung thêm chất ức chế đối với cả 2 chủng nấm men nghiên cứu xấp xỉ 10%. Tiến hành bổ sung EDTA vào môi trường nuôi cấy nấm men với hàm lượng tăng dần 30; 60; 80; 100; 120; 150 pg/l. EDTA có ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng β-glucan đối với 2 chủng nấm men BM 32 và S51 khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Ở hàm lượng EDTA bổ sung là 30pg/l, hàm lượng β-glucan chưa có sự thay đổi nhiều so với mẫu không bổ sung EDTA, hàm lượng β-glucan định lượng được ở mẫu này vẫn khoảng 10%, cụ thể đối với chủng BM 32 hàm lượng β-glucan là 9,8% chủng S51 hàm lượng β-glucan là 10,24%.

Hàm lượng β-glucan thu được khá cao khi EDTA bổ sung 60-80 pg/l. Tuy nhiên, hàm lượng β-glucan thu được cao nhất khi tiếp tục tăng lượng EDTA bổ sung lên 100 pg/l. Ở nồng độ này, hàm lượng β-glucan thu được ở cả 2 chủng nấm men nghiên cứu tăng xấp xỉ 20% so với mẫu đối chứng không bổ sung thêm EDTA, đối với chủng nấm men S51 hàm lượngβ-glucan định lượng được là 12,37% và chủng BM 32 thu được là 13,2%. Tuy nhiên, lượng β-glucan bị giảm nhẹ khi tiếp tục tăng nồng độ EDTA bổ sung lên 120 pg/l. Ở nồng bộ bổ sung EDTA này, lượng β- glucan định lượng được lần lượt với các chủng S51 và BM 32 là 11,1 và 9,5%, giảm 20% so với mẫu bổ sung EDTA thích hợp nhất (120pg/l)và gần như khơng thay đổi so với mẫu đối chứng khơng thêm EDTA. EDTA có tác dụng kích thích sinh tổng hợp β-glucan ở nồng độ nhất định.

3.2.5. Bổ sung thêm hỗn hợp SDS và EDTA.

Nghiên cứu bổ sung hỗn hợp chất ức chế SDS và EDTA vào môi trường nuôi cấy để lựa chọn mơi trường ni cấy có thành phần thích hợp nhất cho sinh tổng hợp β-glucan ở 2 chủng nấm men BM 32 và S51. SDS và EDTA bổ sung vào môi trường MT4 với tỉ lệ theo bảng 2.1. Cấy 5% giống cấy, nuôi cấy ở 30oC trong 30 giờ, sau đó, thu sinh khối, sấy khơ ở 80oC trong 4 giờ, định lượng β-glucan, thí nghiệm lặp lại 3 lần, hàm lượng β-glucan trung bình được trình bày ở đồ thị bên dưới.

Hàmlượng β-glucan định lượng được ở 2 chủng nấm men BM 32 và S51 ở các điểm bổ sung hỗn hợp SDS và EDTA có sự khác nhau rõ rệt. Hàm lượng β-glucan cao nhất thu được ở các thí nghiệm H9 (SDS: 80pg/l; EDTA: 60 pg/l), H15 (SDS:80 pg/l; EDTA: 80 pg/l) , H20 (SDS: 100 pg/l; 60 pg/l) ở chủng BM 32, β- glucan định lượng được ở chủng này tương ứng lần lượt là 15,2; 14,7 và 14,4% tăng xấp xỉ 25% so với mẫu đối chứng là mẫu không thêm SDS và EDTA và môi trường nuôi cấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu hồi vách tế bào giàu beta glucan từ nấm men (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)