Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

4.1. Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài

Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư khi lượng tiền đầu tư tăng trưởng mạnh qua các năm đặc biệt trong thị trường thanh toán điện tử, đây là một yếu tố quan trọng nhưng khơng hẳn là yếu tố quyết định. Vì vậy, tác giả đề cập đến ba đất nước là Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ có chung nền văn hóa và những nét tương đồng về những khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt với Fintech để Chính phủ và ngân hàng tại Việt Nam có thể đúc kết bài học kinh nghiệm từ những đất nước trên để tìm ra được chiến lược phát triển đúng đắn ngay từ đầu.

Trung Quốc là một trong những đất nước phát triển trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, với 75% giao dịch trực tuyến được thực hiện trên thiết bị di động và lượng giao dịch hàng ngày đạt mức nhiều nhất trên thế giới. Tương đồng với Trung Quốc trong giai đoạn trước, thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng phát triển với lượng tiền đầu tư tăng trưởng qua các năm. Chính vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ đất nước Trung quốc để phát triển mạnh lĩnh vực thanh toán trực tuyến

Các cơng ty Fintech tại Việt Nam có rất nhiều ý tưởng phát triển với những công nghệ tiên tiến mang tính chất đột phá. Tuy nhiên, những cơng ty này chưa có mơi trường phát triển cần thiết để áp dụng những sản phẩm thử nghiệm mới của mình. Những khó khăn này dẫn tới các dịch vụ của các công ty Fintech thường xuyên gặp ro và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính. Việt Nam có thể học hỏi cách giải quyết vấn đề này từ đất nước Singapore. Tại Singapore, Chính phủ nơi đây cùng với cơ quan tiền tệ tạo ra khung pháp lý riêng cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư đặc biệt giúp các công ty Fintech phát triển.

Đối với Ấn Độ, một đất nước đã thành công trong cuộc đấu tranh chống là nền kinh tế đen1, thay đổi đến từ việc từ bỏ thói quen dùng tiền mặt tại đây khi mà các chính sách hợp lí và hệ thống tiền tệ được xây dựng hồn thiện hơn. Theo đó, tại Việt Nam, cơng tác phịng chống rửa tiền và hạn chế tham nhũng có thể được cải thiện với tỉ lệ tiền mặt được giảm bớt, qua bài học kinh nghiệm đến từ Ấn Độ

4.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang là đất nước đi đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử, nhờ sự hỗ trợ từ Chính phủ tạo điều kiện phát triển cho thanh tốn điện tử thơng qua nhiều hình thức như: khơng ngừng nâng cấp hệ thống internet (Huawei của Trung Quốc đang chuẩn bị phổ cập 5G trên toàn Trung Quốc vào năm 2020), xây dựng hành lang pháp lí cho thanh tốn điện tử được đặt ưu tiên hàng đầu, đảm bảo tối đa hố lợi ích cho người sử dụng. Theo (Adtima 2017) các công ty Fintech tại Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng, thu hút khách hàng thông qua phát triển platform ( hệ điều hành Android và Apple IOS là chủ yếu) thương mại điện tử và mạng xã hội bằng biện pháp kích cầu đa dạng dành cho người dùng để xây dựng một hệ sinh thái thanh toán trực tuyến khổng lồ. Các doanh nghiệp và Nhà nước nỗ lực hợp tác để phát triển một hệ thống nhận dạng (ID) để xác định chính xác thơng tin về khách hàng, điều này cũng góp phần trong hoạt động chống rửa tiền và chống lại các khoản tài khoản tài trợ của khủng bố. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử tại Trung Quốc trong những năm trở lại đây đạt được những thành tích ấn tượng (Hà Thu 2017), ở đây người dân sử dụng thanh toán điện tử ngay cả khi đi taxi, đi chợ mua trứng, mua trái cây, thuê xe đạp trên đường,...họ chỉ cần mở app, quét mã QR, đến năm 2017, số người sử dụng thanh toán điện tử mà chủ yếu là quét mã QR bằng thiết bị điện thoại di động đã đạt 500 triệu người với tổng giá trị thanh tốn là 5.000 tỷ đơ la (Trung tâm tin tức VTV 24h 2017). Từ kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, một hệ sinh thái hoàn thiện là

1 Nền kinh tế đen hay còn gọi là nền kinh tế ngầm tại Ấn Độ bao gồm tham nhũng, thủ lợi, buôn lậu, chợ đen, trốn thuế, tiền giả. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2016, tổng giá trị tiền mặt đưa vào lưu hành đã tăng lên 40%, trong đó, loại tiền giấy 500 Rupee tăng 76%, đồng 1.000 Rupee tăng 109% nhưng quy mô nền kinh tế chỉ

chất xúc tác mạnh mẽ để đẩy mạnh nhanh q trình số hóa và gia tăng tài chính tồn diện. Bảng 4.1 cho thấy phần trăm dân số Trung Quốc sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Bảng 4. 1Cơ cấu dân số sử dụng các dịch vụ thanh toán ở Trung Quốc

Nguồn (PwC, China Summary 2017) Không dừng lại ở đó, hai cơng ty có dịch vụ thanh tốn điện tử lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Wepay đang dần mở rộng thị phần của mình ra khỏi biên giới Trung Quốc, khi cho phép người dân mình thanh tốn và đầu tư những khoản tiền lớn vào các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam. Trung Quốc đang từng bước khẳng định mình là ơng lớn cơng nghệ tại Đơng Nam Á và vươn mình xa hơn trên thị trường thế giới. Và trong tương lai, Trung Quốc còn đẩy mạnh nhiều dịch vụ khác như quản lí tài sản cá nhân, khoản vay cho sinh viên, quản lý tài sản trong vòng 5 năm tới (Bảng 4.2).

58 59 60 61 62 63 64

Thanh toán

Vay cá nhân

Bảng 4. 2 Các dịch vụ Trung Quốc dự tính phát triển trong tương lai.

Nguồn (PwC, China Summary 2017)

4.1.2. Singapore

Chính phủ Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Chính phủ Singapore trong việc tạo ra môi trường tự do thử nghiệm cho các cơng ty Fintech. Chính phủ Singapore tạo ra những cơ hội cho các công ty Fintech mới nhưng chỉ sẵn sàng trợ giúp những cơng ty Fintech có hướng đi và kế hoạch rõ ràng. Chính phủ Singapore sẽ để các doanh nghiệp tự do thử nghiệm mơ hình của họ, nhưng vẫn sẽ quản lí và hỗ trợ để đảm bảo các công ty Fintech vẫn hoạt động đúng luật lệ và có những tác động tích cực đến nền kinh tế. Đồng thời Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) giúp các công ty Fintech tháo gỡ những rào cản bằng cách mở ra những mội trường luật thơng thống hơn "khung pháp lý thử nghiệm" (Regulatory box) với những ưu đãi riêng, hỗ trợ các doanh nghiệp tài chính tiếp cận nguồn vốn trong một hệ sinh thái khởi nghiệp hồn chỉnh kèm theo mơi trường thu hút vốn. Chính phủ Singapore thành lập ra một trung tâm Fintech Office, để hỗ trợ và phát triển các Startup trong

49 51 53 54 56 58 60

ngành tài chính, thêm vào đó, Chính phủ Singapore xây dựng nên những trung tâm tài chính thí nghiệm nhằm ứng dụng những công nghệ cao và nâng cao hiệu quả những mơ hình mới. Nhờ vào những bước đi thông minh trong việc phát triển, Singapore đã đạt được thành tích ấn tưởng so với thế giới. Theo báo cáo pwc (2017), so sánh về việc khách hàng sử dụng những dịch vụ của công ty Fintech so với thế giới trong 7 lĩnh vực và Singapore đã xuất sắc vươn lên trong các lĩnh vực thuộc ngành tài chính. (bảng 4.3)

Bảng 4. 3 Cơ cấu sử dụng dịch vụ của Fintech tại Singapore và thế giới giai đoạn 2017.

Nguồn (PwC, Singapore highlights 2017)

0 23 45 68 90 113 Giao dịch

quỹ Thanhtốn Vay cánhân Quản lí tài sản Tài chínhcá nhân Bảo hiểm Tài khoản tìền gửi

4.1.3. Ấn Độ

Ấn độ và Việt Nam có những điểm tương đồng trong việc chống lại tham nhũng, tiền giả, tỉ lệ sử dụng tiền mặt cao, thậm chí Ấn Độ cịn trải qua nền kinh tế đen tại đất nước này. Chính phủ tại đây đã khắc phục tình trạng này bằng cách thay vì sử dụng tiền mặt để thanh tốn, Chính phủ nơi đây đã khởi động chiến dịch giảm lưu thông tiền mặt từ năm 2016. Theo (B.T 2016), Thủ tưởng Modi đã tuyên bố hủy bỏ lưu hành hai tờ tiền có mệnh giá lớn nhất và phổ biến là 500 và 1.000 Rupee, cho phép người dân có thể đổi tối đa 4.000 Rupee mỗi ngày, mỗi người dân có thể được đổi tổng cộng 250.000 Rupee từ đồng 500 và 1.000 Rupee sang các tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn mà không phải nộp thuế (Chiến Thắng 2016). Đồng thời, Chính phủ nới lỏng một số quy định hiện hành và xây dựng cơ sở hạng tầng hỗ trợ hình thức thanh toán di động. Thêm vào đó, tổng cơng ty thanh toán quốc gia của Ấn Độ (NPCI), cơ quan chi phối tất cả các khoản thanh tốn bản lẻ ở Ấn Độ, đã cơng bố một hệ thống thanh toán mới tên là Unified, hệ thống này tương thích với mọi tài khoản trong hệ thống, cho phép chuyển tiền, gửi tiền giữa các ví điện tử khác nhau (LPB Research 2017). Và kết quả đạt được ngoài sức mong đợi, theo IMPS - hệ thống thanh tốn tức thời - xử lí giao dịch tức thời, hoạt động 24/7 dễ dàng tiếp cận qua nhiều kênh khác nhau như Mobile, Internet, ATM và có thể xác nhận bằng tin nhắn SMS, đã chứng kiến một sự tăng lên 160% trong các giao dịch tăng lên đến 67 triệu trong tháng 3/2017 so với 26 triệu trong năm 2016. Nhờ vậy, trong những năm qua, thanh tốn điện tử ln là nguồn đầu tư thu hút nhiều vốn nhất của Ấn độ từ nước ngoài với 2.5 tỷ đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)