Kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

3.3. Những khó khăn mà ngân hàng phải đối mặt

3.3.1. Kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của những thiết bị điện tử thông minh, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính tích hợp cao đã thay đổi hồn tồn cách giao tiếp và tương tác giữa người với người. Một thế giới mới được xây dựng trên nền tảng siêu kết nối giữa những các ứng dụng nhắn tin trực tuyến, mạng xã hội, hàng loạt cơng nghệ sinh học, số hố khác. Cuộc cách mạng Fintech kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Nhờ vào việc ứng dụng những cơng nghệ phân tích dữ liệu, nên các cơng ty Fintech có thể hiểu rõ những nhu cầu và rủi ro của khách hàng khi họ muốn thực

0 25 50 75 100

Bắc Mỹ Mỹ latin Châu Á Châu Âu Tồn cầu

hiện tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư,... Do đó, các cơng ty Fintech có thể cung cấp các sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng thông qua Internet, Mobile Banking, Table Banking, mạng xã hội (socia media) hay giao tiếp qua web (web chat) ngày càng nhiều.

Trong những năm tiếp theo, phần lớn doanh thu của trong dịch vụ bán lẻ của ngân hàng sẽ chủ yếu thông qua Internet kết hợp với các thiết bị thơng minh như Smartphone, máy tính bảng…. Nếu các ngân hàng không bắt kịp các xu hướng mới sẽ dễ dàng bị tụt hậu và đánh mất thị phần vào tay các cơng ty Fintech.

Điển hình như, khách hàng đến trực tiếp chi nhánh giao dịch đang có xu hướng gỉam dần trên thế giới. Các Ngân hàng Bank of America, Citigroup và JP Morgan đã đóng cửa hàng trăm chi nhánh trong các năm qua, mới đây nhất là Ngân hàng Wells Fargo tuyên bố sẽ đóng cửa 200 chi nhánh đến năm 2020. Đây là xu hướng tất yếu khi ngày càng có nhiều người chuyển qua dùng thanh tốn trực tuyến trên di động và việc này sẽ sớm xảy đến tại Việt Nam trong tương lai gần khi có 84% dân số sử dụng Smartphone, tạo cơ hội cho các công ty Fintech dễ dàng xâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng và đầy hứa hẹn.

Một dẫn chứng khác theo xu hướng phát triển đang dần hình thành tại Việt Nam, Fintech cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính giúp khách hàng có thể mua trả góp với lãi suất 0%, dẫn đến khách hàng không cần đi vay. Trong khi nhiều người không đáp ứng đủ điều kiện để có thể vay ở ngân hàng, các công ty Fintech cung cấp dịch vụ cấp tín dụng và quỹ cộng đồng (dưới hình thức ủng hộ các quỹ từ thiện, phát quà tri ân, các hình thức này đều có chi phí sau sử dụng vốn khá thấp, thậm chí khơng tốn chi phí) giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, cơng sức.

Thêm vào đó, các ứng dụng như BankGo (ứng dụng tìm kiếm, so sánh lãi suất và sản phẩm ngân hàng) sẽ cung cấp cho khách hàng cùng lúc 3 ngân hàng để khách hàng có thể so sánh lãi suất, tiêu chí cấp tín dụng hay hồ sơ vay vốn,... Hay hình thức vay ngang hàng (P2P), giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn, các nhà đầu tư cũng nhận được lãi suất hấp dẫn hơn so với Ngân

hàng. Do đó, thay vì đi gửi tiền vào ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ gửi tiền cho vay thơng qua hình thức P2P để nhận được lợi nhuận cao hơn, điều này có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Chính vì vậy, nếu các ngân hàng không thay đổi các sản phẩm dịch vụ của mình, có khả năng các thị phần cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rơi vào tay các công ty Fintech.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)