Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại

2.2.3. Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chủ yếu theo mục đích tạo ra lợi nhuận, thơng qua việc cung ứng dịch vụ:

Huy động vốn Đây là hoạt động đem lại lợi nhuận thường xuyên cho ngân hàng. Khách hàng đang có một khoảng tiền nhàn rỗi, đem tiền gửi tại ngân hàng nhằm hưởng một khoản lãi trong một khoảng thời gian nhất định, hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo thoả thuận. Về phía ngân hàng có thể huy động vốn thơng qua nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngân hàng. Sau đó, Ngân hàng sử dụng khoản tiền này để cho vay hoặc đầu tư để tạo ra thêm lợi nhuận.

Tiền gửi không kỳ hạn: hay cịn được gọi tiền gửi thanh tốn, có thể rút ra bất

kì lúc nào với khoản tiền bất kì theo nhu cầu mà không phải thông báo cho ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu dùng để thanh toán, chi mua hàng hố, dịch

Định chế tài chính Ngân hàng đại lý Dịch vụ tài khoản VCB- Money Kinh doanh vốn Tài trợ thương mại Bao thanh toán

vụ, các khoản phí; ngân hàng giúp thực hiện các cuộc giao dịch cho khách hàng thơng qua số tiền này.

Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng trong theo

một khoảng thời gian xác định và hưởng lãi suất theo thời hạn như đã kí kết giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên trong thực tế, nhằm lôi kéo khách hàng, các ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn nhưng với lãi suất giống với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc với lãi suất thấp.

Tiền gửi tiết kiệm: Bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khơng có kỳ hạn,

là khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng một khoảng lãi với một suất nhất định, đây là khoản tiền ngân hàng cần cho việc đầu tư.

Phát hành giấy tờ có giá: Đây là cách hiệu quả nhất ngân hàng huy động nguồn vốn có kỳ hạn với lãi suất cao hơn tiền gửi có kỳ hạn. Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiết kiệm, trái phiếu.

Cấp tín dụng: Là hình thức ngân hàng sử dụng vốn, ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế vay và sử dụng một khoảng tiền như cam kết như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu, môi giới tiền tệ, tài khoản thanh tốn, sản phẩm phái sinh, góp vốn, mua cổ phẩn của tổ chức tín dụng. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng.

Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng, ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân

có nhu cầu vay vốn cho vay ngắn, trung, và dài hạn theo hợp đồng kí kết trước đó giữa ngân hàng và khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, để phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư dự án, dịch vụ và tiêu dùng hằng ngày.

Bảo lãnh ngân hàng: Là một hình thức cấp tín dụng, bao gồm nhiều hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh. Ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong trường hợp khi đến hạn

nếu khách hàng không thể hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ nghĩa vụ tài chính như đúng theo hợp đồng đã kí kết.

Bao thanh tốn: Là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng, Ngân hàng

sẽ mua lại các quyền truy đòi, các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được thoả thuận tại hợp đồng giữa bên mua và bên bán.

Chiết khấu: Là nghiệp vụ ngân hàng mua lại hoặc mua lại có bảo lưu quyền

truy địi các giấy tờ có giá, các công cụ chuyển nhượng trước khi đến hạn thanh toán.

Tái chiết khấu: Là nghiệp vụ chiết khấu lại các giấy tờ có giá, các cơng cụ chuyển nhượng đã được chiết khấu trước hạn thanh tốn.

Mơi giới tiền tệ: Là nghiệp vụ ngân hàng làm trung gian thu xếp các giao dịch liên quan đến các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức tài chính khác.

Tài khoản thanh toán: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng

mở tại ngân hàng để sử dụng cho hoạt động thanh toán do ngân hàng cung ứng theo yêu cầu của khách hàng.

Sản phẩm phái sinh: Là cơng cụ tài chính có giá trị được định giá trên biến động của một tài sản cơ sở như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.

Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng: dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ

để góp vốn, hoặc mua cổ phần của mình vào vốn điều lệ các tổ chức tín dụng hay doanh nghiệp, các công ty con, công ty liên kết, quỹ đầu tư, uỷ thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn mua cổ phần.

Các nghiệp vụ trung gian: Như đúng tên gọi, ở nghiệp vụ này, ngân hàng

đóng vai trị là trung gian, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, một số dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ thanh toán, thu chi hộ khách hàng; dịch vụ két sắt đối với tài sản của khách hàng; bảo quản, mua hộ chứng khoản; thanh lý tài sản của các xí nghiệp bị phá sản; thực hiện các uỷ nhiệm về chuyển tiền thừa kế tài sản; thanh tốn séc; thẻ ngân hàng; thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)