Xu hướng phát triển của Fintech

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

3.2. Xu hướng phát triển của Fintech

Mặc dù là làn gió mới thổi vào thị trường Việt Nam, nhưng với 30 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, tỷ lệ truy cập Internet là 52%, thị trường Việt Nam được nhiều người tin tưởng sẽ là nền tảng cho các doanh nghiệp Fintech và tài chính kỹ thuật số phát triển. Chính vì vậy, thanh tốn trực tuyến bằng điện thoại di động là xu hướng phát triển chủ yếu của các công ty Fitntech tại Việt Nam.

Theo (Nguyễn Quang Hoàng Huy 2017), thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam có tiềm năng lớn và sẽ phát triển nhanh chóng trong thời gian tới, thu hút

nhiều nhà đầu tư nhất tại Việt Nam trong thời gian hiện tại. Các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp nước ngoài, đang từng bước hội nhập vào Việt Nam với mong muốn thu hút được những người trẻ và kết nối dân số, song đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường tài chính, có thể thấy rõ điều này thơng qua việc Apple lên kế hoach đưa ví điện tử số Apple Pay về Việt Nam hoặc cuộc canh tranh gay gắt giữa hai cơng ty tài chính lớn là Samsung và Ant Financial tại Việt Nam.

SamSung đã đưa ra ứng dụng thanh toán di động Samsung Pay vào tháng 9 năm 2017 với sự hợp tác của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS). Có bảy Ngân hàng đã tích hợp Samsung Pay là VietinBank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Shinan Bank, CitiBank và ABBank, cho phép khách hàng sử dụng công nghệ thanh tốn khơng tiếp xúc.

Khơng kém cạnh, mới đây, dịch vụ tài chính của Alibaba Ant Financial, đã ký một bản hợp đồng với NAPAS, cho phép người dân Trung Quốc khi du lịch tại Việt Nam có thể thanh tốn bằng Alipay. Động thái này dự kiến sẽ làm tăng số lượng người sử dụng của Alipay trong vài tháng tới.

Mặt khác, trong những năm gần đây, các Ngân hàng Việt Nam đã thực hiện quy trình được số hoá với các cách tiếp cận khác nhau và cũng dần tạo nên xu hướng mới giữa các ngân hàng. Năm 2017, Ngân hàng Quân Đội (MB) đã thành lập một kênh giao dịch mới trên Facebook Messenger (Phần mềm dùng để trò chuyện của mạng xã hội Facebook) gọi là eMBee Fanpage, đây là phát súng đầu tiên mở đầu cho xu hướng này. Khách hàng chỉ cần trò chuyện trong ứng dụng nhắn tin để yêu cầu ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền hoặc tiền gửi, mua sản phẩm bảo hiểm hoặc xin vay.

Tháng 9 năm 2017, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đồn truyền thơng VNPT đã ký thoả thuận cung cấp dịch vụ tích hợp giữa thanh toán điện tử VNPT Pay và BIDV cho khách hàng bao gồm các dịch vụ: dịch vụ thu hộ, dịch vụ cổng thanh tốn và dịch vụ Ví điện tử. Đây là các loại dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, có tính ứng dụng rộng rãi và phù hợp với thị hiếu, xu hướng của người tiêu dùng hiện tại.

Ngân hàng LietVietPostBank đã ký một bản hợp đồng với hai nhà đầu tư Nhật Bản là MKI và Doreming để thực hiện các gỉai pháp tự động hoá quản lý nhân sự và thanh tốn lương cho người lao động Việt Nam thơng qua sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt của LienVietPostbank.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã mở rộng hợp tác với VietUnion để sử dụng dịch vụ ví điện tử Payoo của ngân hàng. Cụ thể, với các giao dịch đăng ký, thay đổi, huỷ dịch vụ nạp rút ví điện tử Payoo, khách hàng có thể lựa chọn kênh giao dịch đăng ký, thay đổi, huỷ dịch vụ nạp rút ví điện tử Payoo, khách hàng có thể lựa chọn giao dịch trên kênh ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking24/7, mọi lúc mọi nơi hoặc tại kênh quầy với gần 500 điểm giao dịch trên tồn quốc. Bên cạnh Payoo, Vietcombank cịn quan hệ hợp tác với Momo và Moca. Trước xu hướng phát triển của Fintech, khung pháp lý dành cho Fintech là hết sức cấp thiết. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận và hội nghị để tiếp cận vấn đề các doanh nghiệp Fintech, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hội nhập và phát triển. Một số chính sách đã tổng quát được trong phát triển dịch vụ, nâng cao trình độ hiện tại phải kể đến như:

Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTG ngày 11/05/2014): Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử cơ bản; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử; phát triển các sản phẩm, triển khai các giải pháp thương mại điện tử; phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử; tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước (Thủ tướng Chính phủ, Thư viện Pháp luật 2014).

Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016): Xây dựng cổng thông tin, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí; phát triển hoạt động đào tạo; phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chương tình

truyền thơng, kết nối các mạng lứơi khởi nghiệp , hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm; giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục; khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Thủ tướng Chính Phủ 2016).

Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016): Tạo lập khn khổ pháp lý, hồn thiện thể chế chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ; mở rộng mạng lưới, chú trọng ứng dụng công nghệ; nâng cao năng lực cung ứng, chất lượng thông tin về khách hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thơng tin đầy đủ để nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ngành ngân hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường kết nối ngân hàng và doanh nghiệp (Thủ tướng Chính phủ, Thư viện pháp luật 2016).

Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016): Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách; nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh tốn điện tử bản lẻ; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính cơng; đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; đổi mới hệ thống thanh quyết toán; tăng cường quản lý, giám sát; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng; tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Thủ tướng Chính phủ, Thư viện pháp luật 2016).

Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/05/2017): Hồn thiện cơ chế, chính sách, ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ và các giải pháp kỹ thuật nhằm đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển thương mại điện tử và các mơ hình kinh doanh, phân phối hiện đại theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng,

tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ,... (Thư viện Pháp Luật 2017)

Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực cơng nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/03/2017): trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; tham mưu đề xuất với Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hồn thiện khn khổ pháp lý, nhằm tạo lợi nhuận thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính Phủ; tổ chức thảo luận và trình Thống đốc quyết định những nội dung quan trọng liên quan đến Fintech như chiến lược, kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam,... (Văn bản pháp luật 2017)

Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/08/2017): Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan; rà soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo (Thư viện Pháp Luật 2017).

Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CT số 16/CT-TTg): “Yêu cầu đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thơng tin ; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. Yêu cầu về đổi mới mơ hình quản lý, sản xuất, tối ưu mơ hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị tồn cầu và mơ hình thuế quan mới. Yêu cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Yêu cầu cao hơn về đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin mạng” (Thủ tướng 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)