Sự xuất hiện của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại

2.2.1. Sự xuất hiện của ngân hàng thương mại

từ việc trao đổi tiền tệ khi thực hiện các giao dịch hàng hóa và việc đổi ngoại tệ lấy bản tệ. Năm 1875, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có tên là ngân hàng Đơng Dương do thực dân Pháp thành lập để phục vụ cho quân đội viễn chinh của Pháp. Sau cách mạng tháng 8 vào năm 1945, Nha tín dụng được thành lập và là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 06/05/1951, thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam và được đổi tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 1976. Vào ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chia thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại lúc này bao gồm: Ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước) chiếm thị phần lớn nhất, là lực lượng nịng cốt trong hệ thống tài chính Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần ( là tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân) góp phần đa dạng hóa các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính, tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế hoạt động hiệu quả.

Cứ như thế qua các năm, với các dịch vụ của mình, Ngân hàng thương mại đóng vai trị là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, cầu nối các doanh nghiệp với thị trường, một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đặc biệt là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Các hoạt động này khẳng định được tầm quan trọng của các dịch vụ Ngân hàng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)