Những tác động từ ngân hàng thương mại làm thay đổi nền tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2. Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại

2.2.4. Những tác động từ ngân hàng thương mại làm thay đổi nền tài chính

nền tài chính

Đối với một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả cần phải có một khối lượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Hay những cá nhân và doanh nghiệp đang có một nguồn vốn nhàn rỗi với mong muốn kiếm lời từ nguồn vốn này. Lúc này ngân hàng là một chủ thể đứng ra để tập trung lại những nguồn vốn nhàn rỗi này và cung cấp vốn cho những chủ thể cần nguồn vốn đó. Nhờ hoạt động này, Ngân hàng đã đóng vai trị là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn cho xã hội, giúp các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế đầu tư kiếm lời. Ngân hàng giúp các chủ thể thiếu vốn có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến cơng nghệ, máy móc nâng cao năng suất lao động.

Ngân hàng thương mại là một trong những công cụ giúp Nhà nước điều tiết nền vĩ mơ trong đó hoạt động tham gia vào q trình cung ứng tiền của ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng nhất. Sau khi nhận được một món tiền gửi, ngân hàng thương mại sẽ để lại một khoản dự trữ bắt buộc, khoản còn lại ngân hàng sẽ đem đi cho vay hoặc đầu tư tạo ra được một khoản tiền lời lớn hơn khoản tiền dự trữ ban đầu. Hoạt động này đã vơ tình tham gia vào quá trình tạo tiền cho nền kinh tế và giúp Nhà nước điều tiết được lượng tiền lưu thông, ổn định tiền tệ.

Sự hội nhập kinh tế là điều vơ cùng cần thiết để đem lại những lợi ích kinh tế lớn hơn cho nền tài chính quốc gia. ngân hàng thương mại với các dịch vụ như thanh tốn quốc tế, ngoại hối đã góp phần tạo thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này góp phần mở rộng các mối quan hệ với các nước trên thế giới, đóng góp vào việc thu hút được thêm nguồn vốn, học hỏi những quá trình làm việc và kinh nghiệm từ nước ngồi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã tổng hợp hoá những lý luận cơ bản về Fintech và ngân hàng thương mại theo phương pháp song song, để người đọc có thể dễ dàng so sánh về lịch sử, phân khúc thị trường và các sản phẩm dịch vụ giữa hai chủ thể này. Từ những so sánh đó, người đọc có thể hình dung được những điểm tương đồng trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho Fintech trở thành đối thủ cạnh tranh với ngân hàng trong tương lai. Qua chương 3, tác giả sẽ nêu ra những điểm nổi trội của Fintech khiến cho Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong tương lai và nguyên nhân của những khó khăn đó.

CHƯƠNG 3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)