Tình hình Fintech phát triển tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FINTECH VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

3.1. Tình hình Fintech phát triển tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các công ty Fintech đã xuất hiện từ năm 2008 với khoảng 70 công ty trên các mảng dịch vụ của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động chủ yếu trong thanh toán, huy động, cho vay ngang hàng và tài chính cá nhân.

Thanh toán di động: VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus, VinaPay, VNPay, SenPay, ZingPay, Moca, Vimo, Payoo, Momo, OnOnPay, FPT

Gọi vốn: FundStart, Comicola, Betado, FirstStep.

Blockchain: Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Coryrobo, Cardano Labo. Quản lí tài chính cá nhân: Mobivi, Money Lover.

Chuyển tiền: Matchmove, Cash2vn, Nodestr. Cho vay: Loanvi, Tina, TrustCircle

Quản lí POS: Hottab, SoftPay, ibox. Quản lí dữ liệu: CircleBii, TrustingSocial. So sánh thông tin: BankGo, Gobear.

Năm 2017 là một năm quan trọng với các công ty Fintech tại Việt Nam khi số thương vụ đầu tư tăng gấp đơi so với năm ngối, chạm mốc 291 triệu đơ la Mỹ, số lượng các thương vụ nhận đầu tư là 92. Sáu Startup nhận được số vốn đầu tư nhiều nhất, chiếm đến 198 triệu đô la Mỹ lần lượt là Foody (82% cổ phần được mua lại từ Sea Group với giá 64 triệu đô la Mỹ); Tiki (gọi được vốn từ JD.com trị giá 54 triệu đô la Mỹ); một Startup nhận được lựơng vốn 20 triệu đô la Mỹ từ TNB Ventures và VNTrip. Bảng 3.1 sau cho thấy lượng tiền được các công ty Fintech đầu tư trong năm 2017 và bảng 3.2 cho thấy số thương vụ được đầu tư giai đoạn 2011-2017 (TFI 2017).

Bảng 3. 1 Lượng tiền 4 công ty Fintech lớn đầu tư trong năm 2017

.

Nguồn (TFI 2017)

Bảng 3. 2 Số thương vụ được đầu tư vào Fintech Việt Nam giai đoan 2011- 2017. Nguồn (TFI 2017) 0 25 50 75 100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0 30 60 90 120

Xét về lĩnh vực cụ thể, các Startup lĩnh vực thương mại điện tử dẫn đầu với số lượng gọi vốn với 21 thương vụ, đạt xấp xỉ 83 triệu đô la Mỹ. Theo sau đó là các lĩnh vực cơng nghệ thực phẩm, truyền thông, vận tải và du lịch trực tuyến. Thị trường Startup tại Việt Nam hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, trở nên hấp dẫn trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Riêng về lĩnh vực thương mại điện tử cụ thể vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2017, so với thế giới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam xếp thứ ba với 69% , xếp sau Thái Lan (104%) và Malaysia (88%) (Stephane Roger 2017). Cụ thể hơn, theo (Statista 2018), tổng giá trị giao dịch trong lĩnh vực thanh toán lên tới 7,372 triệu đô la Mỹ với tổng giá trị giao dịch trung bình là 193,8 đơ la Mỹ vào đầu năm 2018, theo báo cáo, số lượng người dùng dự kiến sẽ đạt tới 41,7 triệu đô la Mỹ vào năm 2022

Năm 2018, được các chuyên gia kinh tế dự đoán là một năm bùng nổ của các công ty Fintech và vẫn đang là hiện tượng mới mẻ trong các lĩnh vực như thanh toán trực tuyến, vay và cho vay, quản lý tài sản, tiền số. Đầu năm 2018, Standard Chartered PLC đã thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm SC Ventures để đầu tư và thực nghiệm các mơ hình kinh doanh mới của các cơng ty Fintech.

Mới đây nhất, công ty TrueMoney tại Việt Nam, công ty con của công ty Fintech Ascend Money đã nhận được "Giấy phép dịch vụ thanh toán trung gian" từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện các dịch vụ tài chính điện tử bằng tiền điện tử, thanh tốn điện tử, chuyển khoản thơng qua mạng internet và phương tiện thanh toán. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy phép cho 27 tổ chức phi ngân hàng (Fintechnews Singapore 2018) .Bảng 3.3 liệt kê tên và lĩnh vực của các tổ chức đó.

Bảng 3. 3 Các tổ chức phi ngân hàng được cấp phép tại Việt Nam.

TÊN CÔNG TY DỊCH VỤ

NAPAS Nhà cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính và dịch vụ thanh tốn

VNPay Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam

Momo Ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động BankPay Cơng ty chứng khốn online Việt Úc

Payoo Hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán

Vietnam Esports Cung cấp dịch vụ thanh toán trên điện thoại AirPay và Ocha POS

ECPay Dịch vụ thu hộ ngành điện

ZaloPay Thanh toán bằng thiết bị di đơng VNPT Epay Ví điện tử và cơng ty thanh tốn iCare Benefits

và Mobivi

Chương trình phúc lợi cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thơng qua mơ hình mua sắm trả chậm không lãi suất

BaoKim Cơng ty cung cấp dịch vụ thanh tốn trực tuyến

Vimo Dịch vụ thanh tốn di động hoạt động đa mơi trường và đa nền tảng

VTC pay Ví điện tử, cổng thanh tốn trực tuyến Moca Ứng dụng thanh toán di động trực tuyến FPT wallet Ví điện tử FPT

M-Pay Phương tiện thanh toán di động OnePay Thanh tốn trực tuyến thơng qua thẻ

Wepay Ví điện tử

NgânLượng.vn Ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến

1Pay Cổng thanh toán trực tuyến

VNPT Pay Ứng dụng thanh toán

Monpay Phương thức thanh toán mới với hệ sinh thái rộng mở Viettel Cổng thanh toán trực tuyến

VINATTI Triển khai tồn diện các dịch vụ thanh tốn tại quầy và giải pháp cung cấp mã thẻ điện tử

VinaPay Cổng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những thách thức của ngân hàng thương mại việt nam trước sự phát triển của fintech (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)