KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 64)

5.1. Kết luận nghiên cứu.

Luận văn sử dụng dữ liệu thu thập được từ 220 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, bằng các phương pháp ước lượng cố định, ước lượng ngẫu nhiên, ước lượng GMM để tìm ra liệu có mối quan hệ tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp hay không. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có tồn tại mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh. Và mối quan hệ này là mối quan hệ cùng chiều tức, sở hữu nước ngồi càng cao thì hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp càng cao.

Từ kết quả nghiên cứu của mơ hình 01 (biến phụ thuộc EPS) và mơ hình 02 (biến phụ thuộc MTB), ta thấy biến độc lập FOREIGN có tác động cùng chiều đến cả hai biến phụ thuộc là EPS và MTB với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, cả hai giả thuyết mà tác giả đặt ra trong nghiên cứu: H1 (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao) và H2 (Tỷ lệ sở hữu nước ngồi càng cao thì giá trị của doanh nghiệp càng cao) đều được chấp nhận.

Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy dấu hiệu tốt khi sự góp mặt của các cổ đơng nước ngồi tác động tích cực đến doanh nghiệp. Các cơng ty có tỷ lệ sở hữu nước ngồi cao thường có lợi thế từ hệ thống nhà quản trị và công cụ quản trị hiện đại, linh hoạt. Vì vậy, hoạt động quản trị hướng đến mục tiêu gia tăng hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp.

Đồng thời, sở hữu nước ngoài được đánh giá là mang đến những tác động tích cực cho những nền kinh tế đang phát triển. Những tác động tích cực bao gồm: chuyển giao cơng nghệ tiến bộ hiện đại, kinh nghiệm quản trị, tăng kết nối trong khu vực và trên thế giới cho các doanh nghiệp nội địa; cung cấp nguồn vốn lớn cho nền kinh tế, gia tăng hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực quản trị cịn giúp kiểm sốt rủi ro và giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ của các công ty niêm yết.

5.2. Khuyến nghị chính sách.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, Chính Phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa và cho

phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư nhiều hơn vào các doanh nghiệp cổ phần. Việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn, có hiệu quả hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp theo hướng tích cực. Nhìn lại số liệu trong quá khứ cho thấy, đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước. Năm 1995, GDP của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 14.98% trong khi GDP cả nước tăng 9.54%; tốc độ này tương ứng là 11.44% và 6.79% (2000), 13.22% và 8.44% (2005), 8.12% và 6.78% (2010) (Số liệu từ Bộ kế hoạch và đầu tư). Cũng theo nghiên cứu của tác giả Lê Đức Hoàng (2015) đã chỉ ra sở hữu Nhà nước có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến sự tác động tiêu cực này là do chưa tách bạch vai trò quản lý doanh nghiệp, quản lý Nhà nước. Cụ thể, là có quá nhiều các cơ quan quản lý Nhà nước đồng thời là các chủ thể đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Theo thống kê của Lê Đức Hồng (2015), sự chồng chéo đó thể hiện: Chính phủ (vừa quản lý Nhà nước, vừa thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước), các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (vừa quản lý Nhà nước đối với ngành kinh tế kỹ thuật, vừa đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước); một số Bộ tổng hợp như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư (có doanh nghiệp Nhà nước hoặc khơng có doanh nghiệp Nhà nước) nhưng cũng tham gia cả hai chức năng này (thực hiện quản lý Nhà nước theo lĩnh vực chức năng và tham gia thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (vừa quản lý Nhà nước đối với địa bàn, vùng lãnh thổ, vừa đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp do mình đầu tư).

Thứ hai, qua kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu, để tạo điều kiện nâng

cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp, Chính Phủ có thể ban hành những chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài về vấn đề sở hữu ở các doanh nghiệp niêm yết. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, trong những cơng ty có tỷ lệ sở hữu nước ngồi cao, hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp cũng cao. Tiêu biểu phải kể đến như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (mã chứng khốn VNM). Cơng ty duy trì tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49%. Năm 2016, sau khi nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 58 ra đời, tỷ lệ sở hữu nước ngồi của cơng ty tăng lên, đạt 53.09%. Khi đó, giá trị của cơng ty (đo lường bằng chỉ số MTB) cũng tăng lên, đạt 8.136346.

Hiện tại, nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 58 đã mở room cho tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành nghề bình thường. Quy định mới này mặc dù có nới lỏng tuy nhiên chưa thực sự mạnh mẽ như mong đợi của các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến nhiều lĩnh vực, nhiều công ty chưa thực sự thu hút được các cổ đơng nước ngồi. Theo nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định, công ty đại chúng hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, lĩnh vực cấm đầu tư, cấm kinh doanh thì tỷ lệ sở hữu nước ngồi thực hiện theo quy định tại điều lệ cơng ty.

Theo đó, ngoại trừ 226 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hầu hết room cho các ngành nghề được áp dụng tối đa 100%. Các công ty niêm yết chỉ cần tiến hành xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, hoặc được đại hội đồng cổ đông đồng ý là được nâng room. Mặc dù, nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định về room trên thị trường chứng khoán nhưng trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đầu tư, kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngồi thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó. Do chưa có văn bản tổng hợp các quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong từng ngành nghề, nên về phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện quy định trên. Trường hợp các cơng ty hoạt động đa ngành và có một số ngành nằm trong lĩnh

vực bị giới hạn sở hữu nước ngồi thì room khơng được vượt q mức thấp nhất trong các ngành đó. Trong khi đó, thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam thường đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, và không dễ từ bỏ những ngành nghề kinh doanh đang hoạt động. Điều này cũng khiến cho quá trình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi gặp khó khăn và chưa thực sự mạnh mẽ như mong đợi của các nhà đầu tư nước ngồi. Như vậy, cần có các văn bản pháp lý hướng dẫn rõ hơn về vấn đề tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Đồng thời, những chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi có thể là tăng tỷ lệ sở hữu cao hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế cho thấy, tỷ lệ cổ phiếu bán cho nhà đầu tư nước ngồi ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước có quy mơ lớn đều ở mức rất thấp.

Thứ ba, Chính Phủ nên khuyến khích việc học hỏi những kinh nghiệm cũng

như tiến bộ công nghệ, hệ thống quản trị của các nhà đầu tư nước ngồi cũng như các cơng ty có các nhà đầu tư nước ngồi trong quản trị điều hành để giúp gia tăng hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Việc học hỏi và giao lưu này là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu và rộng hơn với nền kinh tế phát triển trên thế giới.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Thứ nhất, số liệu phục vụ nghiên cứu cho tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu được tác giả thu thập từ nguồn báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty, và từ website www.cafef.vn nên độ chính xác chưa cao. Và do đó, dữ liệu nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên luận văn nghiên cứu dựa trên mẫu gồm 1100 quan sát của 220 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Như vậy, số quan sát cịn ít trên tổng số công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh.

Thứ ba, luận văn khơng xét đến vấn đề sở hữu chéo của các doanh nghiệp trong nghiên cứu.

Thứ tư, luận văn nghiên cứu sở hữu nước ngồi trên góc độ hẹp thể hiện ở tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Từ các hạn chế này, tác giả đưa ra một số hướng phát triển tiếp cho đề tài của mình như sau:

Thứ nhất, tăng cỡ mẫu quan sát cũng như khoảng thời gian nghiên cứu để có thể đánh giá tổng quát hơn về tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.

Sử dụng kết quả nghiên cứu trong hai mơ hình đánh giá về tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp, tác giả đi đến kết luận rằng: Có mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, sở hữu nước ngoài tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Tức là, tỷ lệ sở hữu nước ngồi càng cao thì hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp càng cao.

Từ đó, tác giả đưa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Cụ thế, khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích việc học hỏi những kinh nghiệm cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống quản trị của các nhà đầu tư nước ngồi cũng như các cơng ty có các nhà đầu tư nước ngoài trong bộ máy quản trị điều hành.

KẾT LUẬN CHUNG

Hiện nay, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế là một trong những chiến lược phát triển quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Các đề án liên quan đến tái cấu trúc nền kinh tế như: tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc thị trường tài chính, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp… được các nhà kinh tế cũng như các tổ chức quan tâm. Trong vấn đề tái cấu trúc, một vấn đề quan trọng là sở hữu nước ngoài là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và nghiên cứu hiện nay.

Tác giả đi vào nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài (ở đây đại diện là tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi) đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho kết quả không đồng nhất về vấn đề này. Tuy nhiên, với mẫu nghiên cứu gồm 220 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh (loại trừ các cơng ty tài chính, các cơng ty có thời gian niêm yết thấp hơn giai đoạn nghiên cứu) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, tác giả đã đi đến kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu này là tiền đề để thấy rõ hơn minh chứng cho lợi ích của sở hữu nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam. Một vài tác động tích cực bao gồm: Cung cấp nguồn vốn lớn cho nền kinh tế, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiến bộ hiện đại, kinh nghiệm quản trị, tăng cường khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với thế giới, gia tăng hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, từ việc tăng năng lực quản trị có thể giúp các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giảm thiểu rủi ro vỡ nợ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đoàn Ngọc Phúc, 2014. “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,số 7 (219), trang 72 - 80.

2. Hoàng Mạnh Hải, 2015. Mối quan hệ gữa cấu trúc sở hữu và giá trị doanh nghiệp của các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lê Đức Hoàng, 2015.Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam.Luận án tiến sỹ. Đại học kinh tế Quốc Dân.

4. Lê Thị Lanh và Lâm Ngọc Thiên Lý 2016, “Tác động của việc giảm nợ đối với các nước nghèo qua sáng kiến HIPC”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ,

số 44, trang 51-57.

5. Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hồng Vinh 2010,

Phân tích tài chính doanh nghiệp,Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

6. Ngơ Thái Hồng Hạnh, 2015. Ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi cấp độ doanh nghiệp. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thành Hưng, 2012. “Một số trao đổi về xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước”.Tạp chí kiểm tốn,số 6, trang 29-34. 8. Phạm Hữu Hồng Thái, 2013. “Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam”. Tạp chí Tài chính, số 11 (http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-- trao-doi/trao-doi-binh-luan/cau-truc-so-huu-va-gia-tri-cua-cac-cong-ty-niem-yet- tai-viet-nam-38953.html) [Ngày truy cập 19 tháng 3 năm 2017]

9. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên 2003, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

10. Trần Văn Dũng, 2008.Hồn thiện cơng tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam.

Luận án tiến sỹ. Đại học kinh tế Quốc dân.

11. Võ Xuân Vinh, 2014. Sở hữu nước ngoài, hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp - Nghiên cứu các cơng ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Tạp chí cơng nghệ ngân hàng,số 96, trang 43-49.

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Ali Osman Gurbuz and Asli Aybars 2010, “The Impact of Foreign Ownership on Firm Performance, Evidence from an Emerging Market: Turkey”, American Journal of Economics and Business Administration,V.4, pp 350 - 359

2. Arnold J.M. and B.S. Javorcik 2009, “Gifted kids or pushy parents? Foreign direct investment and plant productivity in Indonesia”, Journal of international economics,Vol 79, Issue 1, pp.42-53.

3. Claessens, S. and Djankov, S. 1999, “Ownership concentration and corporate performance in the Czech Republic”, Journal of Comparative Economics, V.27,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)