Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu

2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài đến

này mạnh mẽ hơn đối với các ngân hàng.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệuquả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp.

2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài đếnhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bằng chứng thực nghiệm ở một số quốc gia phát triển cho thấy khơng có sự khác biệt rõ ràng giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sở hữu nước ngoài và doanh nghiệp sở hữu trong nước. Jayesh Kumar (2003) đã kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của cơng ty trong đó sử dụng ROA như một cơng cụ đo lường sự hiệu quả. Bốn khía cạnh của quyền sở hữu được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm: Phần trăm vốn cổ phần do người nước ngoài nắm giữ trên tổng vốn cổ phần, vốn cổ phần được nắm giữ bởi Giám đốc và các thành viên trong gia đình, vốn cổ phần được sở hữu bởi các tập đồn, vốn cổ phần sở hữu bởi chính phủ và các tổ chức tín dụng. Kết quả đưa ra, đối với các công ty ở Ấn Độ, hiệu quả hoạt động và cấu trúc sở hữu doanh nghiệp khơng có mối liên hệ trong dài hạn.

Demsetz và Lehn (1985) đã thực hiện đề tài “The structure of corporate ownership: causes and consequences”, kiểm định thực nghiệm với 511 công ty lớn của Mỹ với sự quan sát các hình thức trong cấu trúc sở hữu. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính trong đó biến nội sinh là cấu trúc sở hữu. Kết quả cho thấy

khơng kết luận được có mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu các thành phần và hiệu quả hoạt động.

Sun & Tong (2003) đánh giá dựa trên mẫu gồm 634 cơng ty trên sàn chứng khốn của Trung Quốc giai đoạn 1994 - 1998, sử dụng dữ liệu bảng để khai thác mối quan hệ giữa các thay đổi trong hiệu quả hoạt động và sự thay đổi về cơ cấu quyền sở hữu theo thời gian sau khi các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Tác giả đi đến kết luận sở hữu nước ngồi cũng khơng thể hiện rõ ràng việc có tác động tích cực đến hiệu suất của doanh nghiệp.

Tương tự, Pfaffermayr và Bellak (2000) đã khảo sát lấy mẫu 524 công ty sản xuất tại Áo để phân tích sự khác biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa. Kết luận được đưa ra là có sự chênh lệch giữa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với các doanh nghiệp nội địa khơng phải là do sở hữu nước ngồi mà cho rằng do đặc điểm nội tại của chính cơng ty đó.

Ali Osman Gurbuz and Asli Aybars (2010) đã thực hiện nghiên cứu trên mẫu gồm 205 cơng ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 3 năm từ 2005 đến 2007. EBITTA (lợi nhuận trước thuế và lãi trên tổng tài sản) và ROA được sử dụng như là biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi quy Generalized Least Squares (GLS), kết quả đã chỉ ra những cơng ty có sở hữu nước ngồi có hiệu quả hoạt động tốt hơn các công ty nội địa.

Theo Vincent (2011), tác giả cho rằng quan hệ giữa thành phần sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các công ty đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lẫn các nhà chính sách. Vincent nhận thấy sở hữu nước ngồi được cơng nhận rộng rãi là có vai trị quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các công ty, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển. Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng sở hữu nước ngồi có thể làm tăng hiệu quả doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp vì họ giải thích rằng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem đến những tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật cũng như những cách quản lý tiên tiến.

Nghiên cứu của Uwuigbe và Olusanmi (2012) đi sâu vào quan hệ của các thành phần sở hữu trong đó có thành phần sở hữu nước ngồi đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty tài chính tại Nigeria trong giai đoạn 2006 - 2010. Sử dụng mơ hình hồi quy đa biến cho mẫu gồm 30 cơng ty với biến phụ thuộc là ROA, các biến độc lập là BODOWN (sở hữu của ban quản trị), FOROWN (sở hữu nước ngoài), INSOWN (sở hữu tổ chức), hai tác giả này đã đưa ra kết luận vốn sở hữu nước ngồi có quan hệ cùng chiều, có ý nghĩa đến hiệu quả cơng ty.

Claessens và Djankov (1999) đã phân tích cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp ở Czech từ năm 1992 - 1997, với mẫu được lựa chọn là 706 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Prague, sử dụng biến giả cho các ngành khác nhau cùng với biến giả cho các giai đoạn tư nhân hóa khác nhau của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu bởi nhà đầu tư chiến lược nước ngồi có kết quả tích cực tới hiệu quả doanh nghiệp, ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh lời.

Sử dụng dữ liệu vi mô của các công ty sản xuất ở Indonesia, Arnold J. & B.S. Javorcik (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu nước ngồi và các khía cạnh khác nhau của hiệu suất hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu này xem xét tác động của sở hữu nước ngoài dưới góc độ hai bối cảnh khác nhau. Thứ nhất, cơng ty được mua lại bởi những nhà đầu tư nước ngoài và, thứ hai là sự đầu tư tư nhân nước ngoài vào cổ phiếu của công ty. Kết quả chỉ ra rằng, sở hữu nước ngoài dẫn đến năng suất ở các công ty được mua lại tăng lên đáng kể. Sau 3 năm, những công ty này thể hiện năng suất cao hơn 13.5%. Sự gia tăng này thể hiện kết quả của việc dịch chuyển cơ cấu, sự gia tăng trong đầu tư, việc làm và tiền lương. Sở hữu nước ngoài cũng giúp tăng cường sự hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu và thơng qua sự gia tăng xuất nhập khẩu.

Ngô Thái Hồng Hạnh (2015) nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi cấp độ doanh nghiệp” cũng đã đưa ra kết luận tỷ lệ sở hữu nước ngồi có thể làm gia tăng độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi ở mức độ doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể do thực tiễn quản trị doanh nghiệp còn

yếu kém và quy chế quản lý chưa đầy đủ ở Việt Nam. Tuy nhiên tác động làm gia tăng độ bất ổn của nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng nắm giữ chứng khốn lâu dài làm giảm hoạt động giao dịch của chứng khốn, thơng qua đó làm giảm độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi. Ngồi ra, các doanh nghiệp có quy mơ lớn, tỷ lệ nợ thấp và tỷ lệ luân chuyển chứng khốn thấp sẽ có tỷ suất sinh lợi ổn định hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)