Kiểm định các giả thuyết hồi quy mơ hình nghiên cứu 02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.2.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy mơ hình nghiên cứu 02

* Kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình (khơng có hiện tượng đa cộng tuyến).

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF (mơ hình 02).

Nguồn: Stata11

Ta thấy, VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được đánh giá là khơng nghiêm trọng (Gujarati, D.,2003).

* Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi).

Tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định White với giả thuyết Ho: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giả thuyết phương sai của sai số khơng đổi bằng kiểm định White (mơ hình 02).

Nguồn: Stata11

Với mức ý nghĩa 1%, kiểm định White cho Prob=0.0000 <1%. Vậy bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, có hiện tượng phương sai thay đổi.

* Kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan).

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng tự tương quan (mơ hình 02).

Nguồn: Stata11

Với mức ý nghĩa alpha = 1%, kiểm định cho kết quả là: Prob = 0.0000. Vậy, Prob < 1% nên bác bỏ giả thuyết H0 có sự tự tương quan. * Tổng hợp kết quả kiểm định.

Qua kết quả kiểm định từng giả thuyết ở trên, tác giả nhận thấy mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là khơng nghiêm trọng. Tuy nhiên mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi và sự tự tương quan.

4.1.2.3. Kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích trong mơ hình nghiêncứu khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và nội sinh cứu khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và nội sinh bằng phương pháp GMM.

Tương tự như mơ hình 01, tác giả sử dụng phương pháp GMM để khắc phục các khuyết tật của mơ hình.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định bằng phương pháp GMM (mơ hình 02).

Nguồn: Stata11

Với biến phụ thuộc là MTBit, sau khi sử dụng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan, mơ hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Chi2 = 0,0000) nên kết quả mơ hình phù hợp và có thể sử dụng được.

Kiểm định AR(2) có mức ý nghĩa là 0.104 > 10% nên mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định Sargan test có mức ý nghĩa là 0.475 nên mơ hình khơng có hiện tượng nội sinh. Ngồi ra, mơ hình có số lượng biến cơng cụ (8) nhỏ hơn số lượng các nhóm (220) nên đảm bảo tính vững.

Vậy, kết quả mơ hình nghiên cứu có phương trình như sau:

MTBit = 0.8945627 FOREIGNit + 0.1956862 INVESTit - 0.2792501 SIZEit - 1.0797235 DEBTit+ 0.5787238 SALESit+ εit

Các biến độc lập FOREIGNit, INVESTit, SALESit tác động cùng chiều đến MTBitvà có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.

Các biến độc lập SIZEit, DEBTittác động ngược chiều đến MTBit và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)