CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân lập, tuyển chọn chủng nấm ký sinh cơn trùng có độc lực diệt rệp muội hạ
muội hại ngô cao.
Từ các nguồn mẫu khác nhau: mẫu đất, xác rệp chết bởi nấm, chúng tơi đã phân lập được 6 chủng nấm có khả năng phát triển trên mơi trường PDA có bổ sung các loại kháng sinh cần thiết. Các chủng nấm được tách sạch riêng từng chủng và tiến hành quan sát hình thái khuẩn lạc được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các chủng nấm phân lập được trên môi trường PDA
Tên mẫu Tên chủng Hình thái khuẩn lạc trên mơi trường PDA
Mẫu đất
NM1 Khuẩn lạc tròn, khuẩn ty khí sinh màu trắng, nhân màu cam, bông, xốp, D: 2,5 - 3 cm
NM2 Khuẩn lạc tròn, bề mặt khuẩn ty khí sinh chắc, màu trắng, viền màu nâu, ăn sâu vào thạch, D:2- 2,5 cm NM3 Khuẩn lạc trịn, khuẩn ty khí sinh màu nâu, viền màu
trắng, bông, xốp, D: 2,7- 3 cm
NM6 Khuẩn lạc trịn, khuẩn ty khí sinh màu cam, bông, xốp, D: 3-3,5 cm
Mẫu xác rệp chết bởi nấm
NM4 Khuẩn lạc trắng, khuẩn ty khí màu trắng, bông, xốp, D: 2,5- 3 cm
NM5 Khuẩn lạc mọc lan rộng, khuẩn ty khí sinh màu xanh rêu, bơng, xốp.
Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra chủng có hoạt tính sinh học ổn định và hiệu lực diệt cơn trùng cao, phục vụ cho mục đích sản xuất chế phẩm sinh học. Đó là ni cấy nấm trên mơi trường có nguồn dinh dưỡng đặc biệt hoặc đột biến chọn lọc chủng bằng hóa chất [41, 52], bằng chiếu tia tử ngoại UV [51] và bằng phương pháp sinh học phân tử [2]. Nhưng phương pháp
đơn giản nhất mà nhiều tác giả trên thế giới đã áp dụng và rất thành công là thử trực tiếp trên hàng loạt đối tượng cơn trùng để tìm phổ tác dụng của nấm [48, 67]. Trên cơ sở đó, chúng tơi đã sử dụng phương pháp thử trực tiếp trên đối tượng côn trùng để đánh giá độc lực diệt rệp của các chủng nấm phân lập được.
Mỗi chủng nấm có độc lực khác nhau đối với từng loài rệp và trong từng điều kiện môi trường khác nhau. Do điều kiện tự nhiên trên đồng ruộng và nhà lưới, nhiệt độ và độ ẩm luôn thay đổi. Nấm diệt côn trùng sinh trưởng và phát triển tốt, thể hiện độc tính diệt cơn trùng mạnh và thích nghi ở dải rộng của nhiệt độ và độ ẩm là rất quan trọng. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của các chủng nấm cũng như rệp ngô, chúng tôi đã chọn nhiệt độ 30oC và độ ẩm khơng khí 70% để thử nghiệm khả năng diệt rệp ngô của 6 chủng nấm phân lập được.
Dịch bào tử của 6 chủng nấm được phun lên rệp ngô ở 30oC và độ ẩm khơng khí 70%, số lượng rệp ngô sống sót được theo dõi sau 7 ngày phun. Kết quả cho thấy, tỉ lệ rệp chết tăng lên từ ngày thứ 2 sau khi phun, ngày thứ 3 trên xác rệp chết bị bao phủ bởi các sợi nấm (hình 3.1) và đến ngày thứ 7 tỷ lệ rệp chết cao nhất.
(A) (B) (C)
Hình 3.1. Kết quả phun bào tử nấm lên rệp ngô
A. Mẫu đối chứng; B: mẫu phun bào tử nấm; C: Rệp bị chết bởi nấm được chụp qua kính hiển vi quang học với độ phóng đại 20 lần.
Sau 3 ngày phun, hai chủng NM3 và NM4 có độc lực diệt rệp khá cao trên 50%, cịn 4 chủng cịn lại có độc lực diệt rệp thấp. Sau ngày thứ 7 kết quả cho thấy,
là chủng NM3 với 88,4 ± 2,6% rệp bị diệt. Còn lại 4 chủng nấm là NM1, NM2, NM5, NM6 hiệu lực diệt rệp thấp chỉ đạt từ 39,3 - 49,9%, kết quả được thể hiện ở hình 3.2 và bảng phụ lục 1.
Hình 3.2. Độc lực diệt rệp của 6 chủng nấm
Ghi chú: Control: mẫu phun Tween 80
NM1-NM4: mẫu phun bào tử nấm của các chủng nấm ký sinh côn trùng tương ứng NM1-NM4.
Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước có rất ít nghiên cứu về khả năng diệt rệp muội hại ngô của các chủng nấm ký sinh côn trùng. Trong nghiên cứu của Quyền Đình Thi và cộng sự (2012), 3 chủng nấm Lecanicillium lecanii: L43, Le85 và L387 diệt được 100% rệp sau 7 ngày phun với nồng độ bào tử 108/ml trong điều kiện 30oC và 60% độ ẩm [17]. So sánh với kết quả đã cơng bố trên, thì hai chủng nấm NM3 và NM4 có độc lực diệt rệp hại ngơ tương đối cao.
Từ các kết quả thu được ở trên, hai chủng nấm NM3 và NM4 được chọn để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 1 2 3 4 5 6 7 Tỷ lệ rệp chết (% )
Thời gian phun (ngày)
Control NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6