Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ môi trường vũ thị thanh (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến khả năng sinh tổng hợp chitinase của

3.5.7. Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ

Đối với các vi sinh vật sinh enzyme, nguồn nitơ có thể là các hợp chất hữu cơ phức tạp (protein), dịch thủy phân của chúng hay muối vô cơ. Nitơ vô cơ được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như muối amonium, muối nitrate [4]. Nguồn nitơ vô cơ nào phù hợp cho khả năng sinh tổng hợp chitinase còn tùy vào từng chủng nấm. Nồng độ nitơ tối ưu cho khả năng sinh tổng hợp chitinase của nấm còn phụ thuộc vào tỉ lệ của nitơ so với carbon. Ở đây, bột ngô được sử dụng làm nguồn carbon nhưng đồng thời nó cũng có thể cung cấp nitơ cho nấm. Tuy nhiên, hàm lượng nitơ có thể chưa phù hợp cho việc sinh enzyme của nấm. Trong nghiên cứu này, nguồn nitơ vô cơ được sử dụng để bổ sung vào môi trường nuôi cấy sinh tổng hợp chitinase nhằm làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Trong số sáu nguồn nitơ vô cơ được khảo sát thì hoạt tính chitinase của chủng Penicillium sp. M4 đều tăng khi bổ sung thêm các nguồn nitơ vô cơ vào môi trường nuôi cấy, được thể hiện ở hình 3.14.A và bảng phụ lục 8. Tuy nhiên, hoạt tính chitinase của chủng đạt mức cao nhất khi môi trường bổ sung thêm urê ((7,77 ± 0,06) U/ml), hoạt tính tăng lên 1,44 lần so với hoạt tính chủng khi ni trong mơi trường khơng bổ sung urê ((5,41 ± 0,07) U/ml) (P< 0,01). Sau urê, nguồn nitơ vơ cơ cho hoạt tính chitinase cao thứ hai là (NH4)2HPO4, hoạt tính đạt (6,23 ± 0,02) U/ml (hình 3.14.A).

(A) (B)

Hình 3.14. Ảnh hưởng của các nguồn nitơ vô cơ (A), nồng độ urê (B) đến khả năng sinh tổng hợp chitinase của chủng nấm Penicillium sp. M4.

Kết quả này khác với nghiên cứu của Aghaeizadeh Fatemeh và cộng sự (2008) khi nấm Penicillium aculeatum PTCC5167 cho hoạt tính cao nhất khi bổ

sung KNO3 [20].

Từ kết quả trên, Urê được chọn là nguồn nitơ vô cơ để bổ sung vào môi trường sinh tổng hợp chitinase của chủng nấm Penicillium sp. M4.

Ảnh hưởng của nồng độ urê

Sau khi xác định được nguồn nitơ vô cơ phù hợp, ảnh hưởng của urê ở các nồng độ khác nhau lên khả năng sinh tổng hợp chitinase của chủng Penicillium sp. M4 đã được khảo sát. Kết quả nồng độ urê 0,9% (w/w) cho hoạt tính chitinase cao nhất với (8,00 ± 0,02) U/ml (P< 0,01). Chủng Penicillium sp. M4 cũng sinh

chitinase khá tốt trong môi trường bổ sung urê với nồng độ 0,5 và 0,7% đạt được (7,39 ± 0,02) và (7,61 ± 0,01) U/ml và có xu hướng khi nồng độ urê vượt quá 0,9%, được thể hiện ở hình 3.14.B và bảng phụ lục 9.

Vì vậy, nồng độ urê 0,9% (w/w) được chọn là nồng độ tối ưu cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ môi trường vũ thị thanh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)