Tuyển chọn chủng nấm có khả năng sinh tổng hợp chitinase cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ môi trường vũ thị thanh (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tuyển chọn chủng nấm có khả năng sinh tổng hợp chitinase cao

Như chúng ta đã biết, nấm gây bệnh trên côn trùng dựa trên sự xâm nhập của các bào tử. Bào tử gặp độ ẩm và nguồn dinh dưỡng thích hợp sẽ nẩy mầm và xâm nhập vào cơ thể côn trùng thông qua lớp biểu bì bên ngồi. Trong quá trình nẩy mầm, bào tử tổng hợp các enzyme (protease, chitinase, lipase) giúp các ống mầm xâm nhập vào lớp biểu bì đồng thời các enzyme hủy hoại hệ thống mơ, cơ quan của cơn trùng. Vì vậy, việc sản sinh các enzym ngoại bào sẽ có lợi rất lớn trong quá trình gây bệnh ở nấm bởi vì chúng có thể bắt đầu quá trình phân hủy trước hết là chitin côn trùng, sau đó là sự phân hủy protein và các mơ khác của cơ thể cơn trùng. Dựa vào đặc tính này của nấm, việc nghiên cứu tạo ra một lượng lớn enzyme, đặc biệt là chitinase bổ sung vào chế phẩm sinh học là rất cần thiết. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành khảo sát sơ bộ khả năng sinh tổng hợp chitinase của 2 chủng nấm có độc lực diệt rệp ngơ cao nhất là NM3 và NM4.

Để xác định hoạt tính chitinase, hai chủng nấm NM3 và NM4 được nuôi trên môi trường có 0,5% chitin ở 300

C, sau 120 giờ dịch nổi ni cấy được xác định hoạt tính trên đĩa thạch. Kết quả khảo sát trên đĩa thạch cho thấy, cả 2 chủng đều xuất hiện vòng phân giải cơ chất chitin với đường kính vịng phân giải rất khác nhau (hình 3.3). Như vậy, hai chủng nấm được khảo sát đều có hoạt tính chitinase.

Hình 3.3. Hoạt tính chitinase của hai chủng nấm NM3 và NM4

K : control ; NM3, NM4 : Hoạt tính chitinase của chủng nấm NM3 và NM4 NM4 NM3

Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về khả năng sinh tổng hợp chitinase của 2 chủng nấm này, chúng tôi đã tiến hành định lượng hoạt độ chitinase theo mô tả ở phần phương pháp mục 2.2.4. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hoạt tính chitinase của hai chủng nấm NM3 và NM4.

Tên chủng (D-d, mm) Hoạt tính (U/ml)

NM3 14 2,14

NM4 30 5,56

Ghi chú: D: đường kính vịng phân giải, d: đường kính lỗ khoan (d= 5 mm)

Từ bảng 3.2 và hình 3.3 nhận thấy, chủng nấm NM4 có hoạt tính chitinase mạnh hơn chủng nấm NM3, với đường kính vịng phân giải là 30 mm và hoạt tính chitinase là 5,56 U/ml. Vì vậy, chúng tơi đã chọn chủng nấm NM4 để tiến hành cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ môi trường vũ thị thanh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)