Chương 2 : Tổng quan tài liệu
2.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị động vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn và phải đi tiêm vaccine. Số người tử vong vì bệnh dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, từ đầu năm đến tháng 8/2013 chỉ còn 63 trường hợp (Trần Đình Từ, 2013).
Theo VVSDTTƯ, trong năm 2013, cả nước ghi nhận 90 người tử vong vì bệnh dại, tương đương so với cùng kỳ 2012. Trong đó, 98% tử vong đều khơng tiêm vaccine dại sau khi bị chó cắn, và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2014 cả nước đã ghi nhận 40 ca tử vong do dại.
Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh kết quả khảo sát tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccine dại từ năm 2002 - 2005 được ghi nhận như sau: Giai đoạn năm 2002 - 2003, khảo sát 318 mẫu với tỷ lệ bảo hộ là 94,65%; giai đoạn năm 2004 - 2005, khảo sát 798 mẫu với tỷ lệ bảo hộ là 94,65% và khi khảo sát vào những tháng mùa mưa cho kết quả bảo hộ với bệnh dại là 91,23% (Nguyễn Đắc Nguyên, 2006).
Phạm Nguyễn Minh Quý (2007), tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ là 84,52% với số mẫu khảo sát là 617 mẫu, kết quả quá trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố về khu vực lấy mẫu, tuổi và giống chó có ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể: Chó được ni ở nội thành có khả năng sinh miễn dịch cao nhất, kế đến là ngoại thành và ven nội thành; chó ngoại có khả năng bảo hộ cao hơn chó nội. Trong khi yếu tố về giới tính khơng ảnh hưởng.
Khi khảo sát 245 mẫu huyết thanh chó ở 7 quận, huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh có 211 mẫu bảo hộ được với bệnh dại (tỷ lệ 86,12%); giống, giới tính, khu vực, tuổi và thời gian sau khi tiêm phòng được quan tâm đến khi tiến hành nghiên cứu, trong đó hai yếu tố giống và giới tính khơng ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể của chó (Lâm Ngọc Quỳnh, 2008).
Theo Nguyễn Thị Thùy Dung (2009), tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ sau khi tiêm phịng vaccine dại tại thành phố Hồ Chí Minh là 67,78%; giới tính và loại vaccine khơng ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể của chó; chó nội thành có tỷ lệ bảo hộ cao hơn chó ngoại thành; chó lớn hơn 2 năm tuổi có tỷ lệ bảo hộ cao hơn chó nhỏ hơn hai năm
tuổi; giống chó nội có tỷ lệ cao hơn giống chó ngoại; thời gian sau tiêm càng lâu thì hàm lượng kháng thể càng giảm.
Theo Quách Tuyết Linh (2010), kết quả khảo sát 480 mẫu huyết thanh của chó được tiêm phòng dại tại thành phố Cần Thơ nhận thấy có 314 chó (65,42%) có kết quả dương tính theo mức ngưỡng tối thiểu của WHO là 0,5 IU/ml. Ở chó, tất cả các yếu tố về tuổi, giống, khu vực sống, ngày lấy mẫu đều được đánh giá có liên quan đến khả năng đáp ứng sau tiêm phòng.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của bệnh dại. Nếu như trong những năm 1990, bệnh dại có xu hướng giảm, thì từ năm 2014 trở lại đây, bệnh dại có xu hướng tăng lên, đặc biệt bệnh dại do bị chó cắn. Theo báo cáo của Ban phòng chống Dại - Bộ Y tế, số người bị nhiễm virus dại do bị chó cắn và bị chết ngày một tăng (trung bình mỗi năm khoảng 100 người chết vì bệnh dại) (Văn Đăng Kỳ, 2014).
Đàn chó ni ở nước ta có số lượng rất lớn, khoảng 10 triệu con (Tổng cục Thống kê, 2013), đa số chó được ni thả rơng do đó rất khó khăn trong việc quản lý tiêm phịng. Ở nước ta, ổ dịch dại chính là ở chó và chúng là nguồn phát tán virus bệnh dại trong số hơn 95% các ca bệnh dại gây tử vong ở người (Văn Đăng Kỳ, 2014).
Phan Ngọc Tuyết và ctv., (2018) đã nghiên cứu ở huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bằng xét nghiệm ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) đã cho thấy vaccine được chỉ định sử dụng tại địa bàn có chất lượng phù hợp, đã nâng tỷ lệ chó mang kháng thể từ 46,25% lên 93,75%, tỷ lệ bảo hộ từ 32,92% lên 75,83%, tương ứng với cường độ miễn dịch từ 3,37 HI lên 13,97 HI, đồng thời cho thấy tỷ lệ chó được bảo hộ sau đợt tiêm vaccine dại vụ cuối xuân năm 2017, theo quy định thấp dưới mức cần thiết. Đáp ứng miễn dịch được cảm ứng bởi tiêm vaccine khảo sát không phụ thuộc vào địa bàn ni và tính biệt của chó nhưng mức độ đáp ứng ở nhóm giống chó ngoại và lai ngoại cao hơn nhóm chó giống nội. Cũng từ đàn chó đó, xét nghiệm virus dại trong nước bọt bằng SSDHI đã cho thấy 3 trong số 154 chó chưa tiêm vaccine lần nào (1,9%) từ 240 chó ở đợt trước tiêm khảo sát (1,25%), nhưng khơng phát hiện được chó mang virus trong số chó đã được tiêm vaccine dại ít nhất một lần trong quá khứ, đồng thời, giết hủy chó có phản ứng SSDHI dương tính đã dẫn đến sự vắng mặt các cá thể chó có nước bọt mang virus dại trong quần thể. Như vậy, tiêm vaccine phòng bệnh dại phối hợp xét nghiệm và giết hủy chó mang virus dại có thể là biện pháp hữu hiệu trong việc thanh toán bệnh dại.
Vũ Hoàng Anh (2020) đã nghiên cứu về thực trạng nguy cơ mắc bệnh dại và một số yếu tố liên quan ở người làm nghề giết mổ chó tại một số quận huyện Hà nội năm 2016. Kết quả cho thấy nguy cơ phơi nhiễm với virus dại qua tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây nhiễm bệnh dại từ chó được giết mổ có: 100% số người làm nghề giết mổ chó khơng được tiêm vaccine phịng vaccine dại trước phơi nhiễm; có tới 91,4% số người mổ chó chun nghiệp khơng có kháng thể kháng virus dại ở mức bảo vệ; 73,6% số chó
đưa vào giết mổ nhỏ lẻ khơng có kháng thể kháng virus dại và 0,8% chó tại lị mổ bị nhiễm virus, phân bố tại 5/6 quận/huyện nghiên cứu và 100% chó được đưa vào các lò mổ giết mổ tập trung khơng có kháng thể kháng virus dại, khơng được tiêm phịng vaccine dại.
Theo Báo cáo tổng kết “Chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021” - Tính đến ngày 31/7/2021, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo tổng kết Chương trình quốc gia. Đối với tình hình bệnh dại ở động vật, từ năm 2017 đến tháng 8 năm 2021, có 41 tỉnh, thành phố báo cáo phát hiện và xử lý tổng cộng 15.082 con chó (chiếm khoảng 0,04% tổng đàn) và 06 con bị, bê, nghi mắc bệnh dại; trung bình mỗi năm xử lý 3.016 con vật, dao động từ 1.294 con (năm 2021) đến 3.979 con (năm 2019). Có 04 tỉnh (Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định) báo cáo xử lý trên 1.000 con chó mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại tại mỗi tỉnh; 05 tỉnh (Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Kon Tum và Tây Ninh) khơng báo cáo số liệu xử lý động vật, nhưng mỗi năm có từ 4 - 7 người tử vong vì bệnh dại, nhất là tỉnh Sơn La có tổng cộng 17 người chết vì dại trong các năm 2017 - 2019. Điều này cho thấy có sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý đàn chó, theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh dại của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn tại nhiều địa phương (41 tỉnh, thành phố). Tuy nhiên, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến nội dung này. Trong giai đoạn từ 2017 đến tháng 8 năm 2021, cả nước có 35 tỉnh, thành phố tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm bệnh dại với tổng cộng 2.068 mẫu được xét nghiệm, trong đó có 227 (10,98%) mẫu dương tính với virus dại. Đây là các mẫu bệnh phẩm được lấy từ chó nghi mắc bệnh dại nên tỷ lệ dương tính là khá cao. Tại khu vực các tỉnh miền Tây Nam bộ, giai đoạn trước năm 2018 không ghi nhận ca bệnh dại trên chó. Tuy nhiên, từ năm 2018 có ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại tỉnh Cà Mau (tại Thị trấn U Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) và liên tục phát hiện tại tỉnh này hàng năm cho đến nay, đồng thời có chiều hướng xuất hiện lan rộng ra các tỉnh khác trong khu vực như: Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Đồng Tháp từ năm 2018 đến nay. Có thể thấy, bệnh xảy ra rải rác tại các địa phương, không theo mùa vụ, không xảy ra thành dịch diện rộng, chỉ là các ổ dịch đơn lẻ. Đối tượng mắc bệnh chính là chó, ngồi ra bị, bê cũng mắc bệnh. Bên cạnh đó, tình hình mắc bệnh dại ở người trong giai đoạn từ 2017 đến tháng 8/2021 được ghi nhận như sau: cả nước có 378 người tử vong vì bệnh dại tại 52/63 tỉnh, thành phố; trung bình mỗi năm có 76 người tử vong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 – 2016 (438 người tử vong tại 48/63 tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có 88 người tử vong). Trong đó, có 11 (17%) tỉnh, thành phố khơng có người tử vong vì dại trong cả 5 năm (2017 - 2021); 19 (30%) tỉnh, thành phố khơng có người tử vong vì dại trong 04 năm liên tiếp (2018 - 2021); 20 (32%) tỉnh, thành phố khơng có người tử vong vì dại trong 03 năm liên tiếp (2019 - 2021); 23 (37%) tỉnh, thành phố khơng có người tử vong vì dại trong 02 năm liên tiếp gần đây (2020 - 2021). Khi so sánh giai đoạn 2017 - 2021 và giai đoạn 2012 - 2016 cho thấy: Số tỉnh có dịch tương đương giữa hai giai đoạn, tuy nhiên có sự khác biệt lớn về: tổng đàn chó ni
giảm tới 1,3 lần (trung bình mỗi năm giảm gần 1 triệu con); tỷ lệ % chó được tiêm vaccine dại tăng gần 7% (từ 38,5% lên 49,2%); số ca tử vong trên người giảm 64 ca (trung bình giảm 13 ca mỗi năm); tổng số người đi điều trị dự phòng tăng 1,33 lần (trung bình mỗi năm có hơn 113.538 người đi điều trị dự phòng), điều này cho thấy nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh dại tăng, nên người dân đã chủ động điều trị dự phòng, tuy nhiên cũng có thể do việc số lượng người bị chó mèo cắn, cào, liếm phơi nhiễm với bệnh dại gia tăng.