Sự truyền lây từ thần kinh trung ương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh dại trên một vài loài động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng qui trình phòng chống bệnh. (Trang 37)

Chương 2 : Tổng quan tài liệu

2.2 Cơ chế bệnh sinh của virus dại

2.2.4 Sự truyền lây từ thần kinh trung ương

Sự truyền lây ly tâm hoặc sự truyền lây của virus từ thần kinh trung ương đến các các tuyến tế bào thần kinh ngoại vi là điều cần thiết để truyền RABV đến vật chủ tự nhiên. Nhiễm trùng tuyến nước bọt cần cho việc truyền lây bệnh dại từ dịch miệng của con vật mắc bệnh. Các tuyến nước bọt có các dây thần kinh phó giao cảm ở mặt (qua hạch dưới hàm hoặc hạch Langley ở một số động vật) và thần kinh hầu họng (thông qua hạch otic), thần kinh giao cảm thông qua hạch cổ trên và hạch cảm giác. Bằng chứng về sự lây nhiễm lan rộng của các tế bào biểu mô tuyến nước bọt là kết quả của sự truyền lây của virus dọc theo nhiều sợi trục tận cùng chứ không phải là sự lan truyền giữa các tế bào biểu mơ. Kháng ngun RABV được tìm thấy tập trung ở vùng đỉnh của tế bào niêm mạc và các nghiên cứu siêu cấu trúc cho thấy chất nền của virus có ở vùng đáy. Hiệu giá virus trong các tuyến nước bọt có thể cao hơn trong các mơ thần kinh trung ương (Ugolini, 2011; Begeman et al., 2018).

Ngoài nhiễm trùng tuyến nước bọt, sự nhiễm trùng trong lớp tế bào hạch của võng mạc và trong các tế bào biểu mô giác mạc, được bao bọc bởi các tế bào cảm giác thông qua dây thần kinh lâm ba. Các tế bào biểu mô ở cả lớp bề mặt và lớp sâu của giác mạc đều bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể được tìm thấy trong các đầu dây thần kinh cảm giác của lông xúc giác trong sinh thiết da, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán tốt nhất xác nhận chẩn đoán bệnh dại ở động vật trước khi giết mổ. Kháng ngun có thể được tìm thấy ở các dây thần kinh nhỏ xung quanh nang lông hoặc trong tế bào biểu mô của nang lông ở da, được lấy ở gáy vì rất giàu nang lơng. Nhiễm trùng lan rộng có thể được quan sát thấy ở các cơ quan đầu cuối của dây thần kinh cảm giác trong khoang miệng và mũi, bao gồm biểu mô khứu giác và các chồi vị giác ở lưỡi (Ugolini, 2011; Hemachudha et al., 2013).

Các nghiên cứu về bệnh dại đường phố và cố định đã chứng minh sự truyền lây liên quan đến tế bào thần kinh ở nhiều cơ quan ngoài màng cứng, bao gồm tủy thượng thận, hạch tim và đám rối trong đường tiêu hóa, tuyến nước bọt chính, gan và tuyến tụy ngoại tiết. Ngồi ra, cịn có sự lây nhiễm liên quan đến nhiều loại tế bào không phải tế bào thần kinh, bao gồm acini trong các tuyến nước bọt chính trong các động vật mắc bệnh dại, biểu mô của lưỡi, cơ tim và cơ xương, nang lơng, và thậm chí cả các đảo của tuyến tụy. Có một vài báo cáo về viêm cơ tim ở người bị bệnh dại (Udow et al., 2013; Hemachudha et al., 2013)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh dại trên một vài loài động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng qui trình phòng chống bệnh. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)