Chương 3 : Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
4.5 Kết quả đánh giá khả năng tồn trữ mầm bệnh dại ngoài tự nhiên
4.5.1 Khảo sát kháng thể kháng virus dại trên động vật hoang dã tại cái tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long Kiên Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long
Kết quả khảo sát tỷ lệ động vật hoang dã (chuột cống, sóc, dơi) thu thập được tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long có kháng thể kháng virus dại được trình bày theo Bảng 4.29.
Bảng 4.29: Số mẫu có kháng thể kháng virus dại trên động vật hoang dã
Loài Mẫu khảo sát Mẫu dương (+) Tỷ lệ (%)
Chuột cống 92 0 0
Sóc nhen 61 0 0
Dơi 150 5 3,33
Tổng 303 5 1,65
Qua số mẫu khảo sát trên Bảng 4.29 cho thấy tỷ lệ có kháng thể kháng virus dại trên chuột, dơi và sóc nhen là 1,65%. Tuy nhiên các mẫu huyết thanh của chuột và sóc nhen khơng phát hiện được kháng thể kháng virus dại. Đối với dơi có 5 mẫu huyết thanh của dơi có chứa kháng thể kháng virus dại (3,33%). Kết quả ở Bảng 4.29 cũng phù hợp với nghiên cứu của Scheffer et al. (2007) khi nghiên cứu về dơi bị nhiễm virus bệnh dại ngồi tự nhiên ở Đơng Nam Sao Paolo (Brasil). Trong tổng số 4.393 con dơi đã phân tích, tỷ lệ dương tính với bệnh dại là 1,9% (82/4.393 con), trong đó 1,4% (6/415 con) là những con dơi ma cà rồng và 1,9% (76/3.978 con) thuộc về những dơi mũi lá, dơi muỗi, dơi thị đi, dơi quỷ thơng thường khơng có dơi ma cà rồng.
Theo Freuling et al. (2009) ở dơi, virus dại lây lan theo hướng tâm não và sau đó đến các mơ và cơ quan khác. Ngồi ra, phương thức lây nhiễm giữa những con dơi hoang dã có thể dẫn đến nhiễm virus dại và có thể là nguyên nhân tạo ra các kháng thể tự nhiên được tìm thấy trong quần thể dơi (Davis et al., 2007, Franka et al., 2008).
Trong nghiên cứu của Allendorf et al. (2012), Carneiro et al., 2010, Johnson et al., 2008, Freuling et al., 2009 virus dại được phát hiện ở 100% tuyến nước bọt và ở 88% lưỡi dơi hoang dã. Mặc dù không thể loại bỏ khả năng nhiễm virus qua nước bọt bị nhiễm bệnh, nhưng sự hiện diện của kháng nguyên virus bất kể kiểu gen virus trong biểu mô nhú lưỡi liên quan đến kháng thể kháng virus dại ở dơi (Freuling et al. , 2009).. Lây truyền qua vết cắn có lẽ là phương thức lây nhiễm quan trọng nhất ở dơi hoang dã (Franka et al., 2006).
Kết quả thu được cũng phù hợp với nghiên cứu của Suu-Ire et al. (2018) so sánh tính nhạy cảm của những con dơi này với ba chủng virus dơi Lagos (từ Senegal, Nigeria và Ghana) bằng cách cấy ghép nội sọ với kết quả thu được tất cả các con dơi đều bị nhiễm bệnh và phát triển các dấu hiệu thần kinh, và viêm não màng não gây tử vong với biểu hiện kháng nguyên lyssavirus trong tế bào thần kinh.
Theo giải thích của Papies et al. (2022) dơi quạ Eidolon helvum là vật chủ chứa các lồi lyssavirus có khả năng gây bệnh cao thường biểu hiện bệnh hạn chế khi lây nhiễm tự nhiên. Đáp ứng interferon kháng virus (IFN) tăng cường kết hợp với giảm viêm nhiễm có thể liên quan đến khả năng tạo kháng thể kháng virus dại ở dơi. Lyssavirus phosphoprotein ức chế phản ứng IFN với hiệu quả đặc hiệu với chủng virus. Papies et al. (2022) đã phân tích hoạt động ức chế IFN-ß của nhiều lyssavirus ở dơi quạ
E. helvum. So sánh trực tiếp hoạt động ức chế IFN-ß của protein LBV-GH P với các protein lyssavirus P khác cho thấy rằng LBV-GH P và RVP đều ức chế mạnh sự hoạt hóa của chất kích hoạt IFN-β dơi (khoảng 75-90%) trong EidLu (2020).
Theo Arguin et al. (2002) trong tổng số 32 trường hợp bệnh dại ở người báo cáo từ năm 1990 tại Philippines, trong đó số bệnh nhân có liên quan đến lồi dơi chiếm 24 trường hợp (75%). Trong số khoảng 30.000 phịng thí nghiệm, các trường hợp bệnh dại ở động vật được báo cáo trên toàn thế giới năm 1997 xác nhận dơi chiếm 4% trong tổng số các ca bệnh dại. So sánh tỷ lệ này với kết quả kháng thể virus dại của dơi ta thấy kết quả này phù hợp.
Trong tổng số 231 mẫu huyết thanh của dơi được thử nghiệm ở Philippines, có 22 mẫu dương tính (9,5%). Trong số 22 mẫu dương tính, có 8 mẫu khơng trung hịa được virus khi được thực hiện pha lỗng; 8 mẫu đã chứng minh được có sự trung hịa virus khi pha lỗng ở 1:40; 3 mẫu chứng minh được khi pha loãng ở 1:80; 2 mẫu khi pha loãng 1:160 và 1 mẫu khi pha loãng ở 1:320.
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, hầu hết lồi dơi khơng bị bệnh dại, chỉ có khoảng 6% trong số chúng mắc bệnh. Trong số 19 trường hợp mắc bệnh dại ở
người tại Hoa Kỳ từ năm 1997 - 2006, có 17 trường hợp có liên quan đến dơi. Trong số này, 14 ca đã tiếp xúc trực tiếp với dơi.
4.5.2 Khảo sát kháng thể kháng virus dại trên dơi tại cái tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Vĩnh Long Giang và Vĩnh Long
Qua khảo sát 150 mẫu dơi có 5 mẫu dương tính, tỷ lệ 3,33%. Do đó, có sự lưu hành virus dại trên dơi tại 2 tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 2,5% và 10%.
Bảng 4.30: Số lượng dơi có kháng thể kháng virus dại theo từng tỉnh khảo sát Tỉnh
Tổng Vĩnh Long Hậu Giang Kiên Giang
Mẫu khảo sát 40 80 30 150
Mẫu dương (+) 0 2 3 5
Tỷ lệ (%) 0 2,5 10 3,33
Từ kết quả của Bảng 4.30, ghi nhận kết quả khảo sát 30 dơi tại tỉnh Kiên Giang có 3 dơi có kháng thể kháng virus dại, từ năm 2014 - 2017 tỉnh Kiên Giang có 4 ca tử vong do bệnh dại trên người (Chi cục Chăn ni và Thú y Kiên Giang, 2017). Cịn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 2014 đến 2017 mặc dù không phát hiện trường hợp bệnh dại nào trên người và chó, tuy nhiên tỷ lệ tiêm phịng dại trên chó cịn thấp dưới 20% trong các năm gần đây. Do đó Chi cục Chăn ni và Thú y cần kết hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc tiêm phòng và giám sát dịch bệnh dại. Tại Hậu Giang, phát hiện trong tổng số 80 mẫu huyết thanh dơi xét nghiệm có 2 mẫu có kháng thể kháng virus dại (2,5%), tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp bệnh dại nào trên chó và người từ năm 2014 đến 2017 (nguồn Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hậu Giang, 2017).
Với kết quả này, một lần nữa cần khuyến cáo cho người dân biết về mối nguy hiểm của virus dại dơi, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt là những người nuôi dơi và săn bắt dơi trong tự nhiên, và cần có những nghiên cứu sâu hơn về bệnh dại trên dơi để xác định lồi dơi này chỉ có kháng thể kháng virus bệnh dại hay có mang virus dại.