Biểu hiện lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh dại trên một vài loài động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng qui trình phòng chống bệnh. (Trang 41 - 44)

Chương 2 : Tổng quan tài liệu

2.3 Biểu hiện lâm sàng

Tất cả các loài động vật bị dại đều biểu hiện triệu chứng thần kinh điển hình. Ngồi ra cịn có một số triệu chứng khác như bỏ ăn, sợ hãi, dễ bị kích thích, con vật có xu hướng tìm chỗ vắng vẻ, thích nằm chỗ tối, thay đổi tính khí,… Q trình diễn biến lâm sàng có thể chia làm 3 giai đoạn: tiền triệu chứng, pha kích ứng và bại liệt. Tuy nhiên cách chia này ít có giá trị thực tiễn bởi vì có sự biến động về triệu chứng lâm sàng và độ dài không đều giữa các giai đoạn.

Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1 - 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập. Đa số chó phát triển sang giai đoạn điên cuồng hoặc bại liệt, một số kết hợp cả hai giai đoạn. Bệnh tiến triển nhanh chóng sau khi bắt đầu triệu chứng liệt và chết vài ngày sau đó. Một vài con vật chết rất nhanh khơng kịp có biểu hiện lâm sàng. Thuật ngữ “bệnh dại điên cuồng” để chỉ các dấu hiệu kích ứng (hung dữ) nổi trội và có hành vi tấn cơng. “Bệnh dại thầm lặng hoặc bại liệt” để chỉ các trường hợp ít có biến đổi tính cách chủ yếu là mất khả năng vận động và tiếp theo là bại liệt.

2.3.1 Dạng điên cuồng (Furious form)

Đây là “hội chứng chó điên” cổ điển nhưng cũng có thể thấy ở tất cả các loài động vật khác. Con vật trở nên dễ bị kích thích, tăng tính cảnh giác và lo lắng, đồng tử mắt dãn rộng. Tiếng ồn có thể kích thích sự tấn cơng của con vật. Nhóm động vật ăn thịt mắc dạng bệnh dại thường đi lang thang khắp nơi, tấn công các động vật khác, người và những vật đang di chuyển. Chúng có thể ăn phân, rơm rạ và sỏi đá. Chó dại có thể cắn các sợi dây xích, thanh khung chuồng, tự bẽ gãy răng và ln tìm cách cắn bàn tay đang di chuyển phía trước chuồng. Chó con có thể vui đùa thái quá với người tiếp xúc, nhưng cắn ngay khi được vuốt ve và thường trở nên hung tợn sau đó vài giờ. Mèo nhà và mèo hoang bị dại có thể tấn cơng bất thình lình, cắn và cào hung tợn.

2.3.2 Dạng bại liệt (Paralytic form)

Do mất khả năng phối hợp các cơ vận động, bại liệt cơ hầu-họng và cơ nhai với biểu hiện chảy nhiều nước bọt và mất khả năng nuốt. Trễ hàm dưới thường thấy ở chó. Những con vật này không hung tợn và hiếm khi cắn. Bại liệt tiến triển nhanh ở khắp các phần của cơ thể, hôn mê và chết sau vài giờ.

2.3.3 Những biểu hiện lâm sàng theo lồi vật

Bị mắc bệnh dại dạng điên cuồng rất nguy hiểm, tấn cơng người và các lồi động vật khác. Có thể dừng sự tiết sữa đột ngột ở bị. Tai và mắt ln theo sát âm thanh và sự chuyển động. Một triệu chứng lâm sàng thường gặp là tiếng rống bất thường rất đặc trưng, tiếp diễn không liên tục cho tới trước khi chết. Ngựa và lừa thường có biểu hiện buồn bã và lo lắng, kèm theo tiếng rống giống với bệnh xoắn ruột ngựa (colic). Cũng giống như các lồi khác, ngựa có thể cắn, tấn cơng và gia chủ không thể quản lý.

Cáo và sói bị dại thường tấn cơng chó, mèo và người. Một tính cách bất thường có thể thấy ở cáo là tấn cơng nhím. Các lồi chồn bị dại thường không sợ người, mất khả năng tự chủ, hung tợn và hoạt động suốt ngày đêm, đơi khi chúng có thể tấn công các động vật làm cảnh. Nên nghi ngờ bệnh dại khi các động vật trên cạn có những hành vi bất thường.

Các động vật thuộc bộ Gặm nhấm (chuột, sóc, nhím…) và bộ Thỏ (Lagomorpha) ít bị phơi nhiễm đối với virus dại. Tuy nhiên, mỗi khi có hiện tượng thần kinh trung ương bất thường xảy ra ở nhóm động vật này nên được đánh giá một cách nghiêm túc. Diễn biến bệnh dại trên động vật hoang dã trong đó có cả chuột ở Nhật Bản gần đây cho thấy cần quan tâm đến nhóm động vật này trong nghiên cứu các chu trình truyền lây bệnh dại trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình bệnh dại trên một vài loài động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng qui trình phòng chống bệnh. (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)