2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 1 Khái niệm và nội dung bảo hộ thương mạ
2.1.2. Nội dung bảo hộ thương mạ
Bảo hộ thương mại là gia tăng can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế nhằm hạn chế nhập khẩu và bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ hay sản xuất nông nghiệp trong nước. Nội dung của bảo hộ thương mại: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước tăng hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm hạn chế hàng nhập khẩu và bảo vệ/bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Mục đích của các nước theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ là kích thích nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa nội địa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nước đó, đồng thời tránh được thâm hụt thương mại với các đối tác trong quan hệ trao đổi thương mại giữa hai bên.
Để bảo hộ thương mại, các nước có thể dùng phối hợp các công cụ bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, hay còn gọi là hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Xu hướng hiện nay trên thế giới là ngày càng giảm hàng rào thuế quan và gia tăng các công cụ phi thuế quan, bao gồm: Cấm nhập khẩu; Hạn ngạch nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu; Giấy phép xuất khẩu, trợ cấp, tự nguyện hạn chế xuất khẩu, yêu cầu nội địa hóa, lệnh cấm vận; Giá nhập khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa; Giá xuất khẩu tối thiểu và giá hành chính; Các u cầu thanh tốn trước; Tiền gửi nhập khẩu trước; Yêu cầu giới hạn tiền mặt; Trả trước thuế hải quan; Tỷ giá hối đoái đa dạng; Quản lý ngoại hối; Thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trị giá gia tăng, thuế môi trường…); Biện pháp về hành chính kỹ thuật (bao gồm hình thức hàng đổi hàng, đặt cọc, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ, chất lượng, an tồn hoặc kích thước, kí hiệu, thử nghiệm và các phương pháp thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu, và các yêu cầu dán nhãn cho một sản phẩm)…