Khái niệm về hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 66 - 68)

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

3.3.2. Khái niệm về hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan

Hàng rào kỹ thuật thương mại được hiểu là tất cả các biện pháp gây cản trở đối với thương mại. Hàng rào kỹ thuật thương mại thường được chia thành hai nhóm chính: Hàng rào thuế quan (Tariff trade barriers) và hàng rào phi thuế quan (Non-tariff trade barriers).

“Hàng rào thuế quan là những biện pháp thuế quan nhằm hạn chế thương mại” (theo Tổ chức Thương mại Thế giới). Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm dần thuế quan, yêu cầu các thành viên không được tùy tiện nâng cao thuế quan.

Hiện nay thuế quan là loại thuế thường được các quốc gia sử dụng để đánh vào hàng hóa nhập khẩu hoặc quá cảnh, với hai mục đích chính là: Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước. Bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán của hàng hóa nhập khẩu, qua đó giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế trong cạnh tranh về giá với hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, thuế quan chính là biện pháp mang tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Như vậy, hàng rào thuế quan được hiểu là những biện pháp thuế quan nhằm hạn chế thương mại.

“Hàng rào phi thuế quan là những quy định, chính sách hoặc các biện pháp khác của nhà nước, ngoài các biện pháp thuế quan với mục đích bảo vệ hàng sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập và thúc đẩy phát triển sản xuất một số ngành kinh tế trọng điểm và kích thích xuất khẩu hoặc vì các mục tiêu kinh tế - xã hội khác (Phòng Thương mại Hoa Kỳ - USTR).

“Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp nằm ngồi phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu” (OECD, 1997). Những biện pháp này có khả năng tạo ra các tác động về mặt kinh tế đối với thương mại hàng hóa quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại hoặc thay đổi giá cả hoặc cả hai.

Như vậy, hàng rào phi thuế quan được hiểu là những biện pháp nằm ngoài thuế quan nhằm hạn chế thương mại hay nhập khẩu hàng hóa.

Những biện pháp thuế quan và phi thuế quan đều có khả năng làm ảnh hưởng đến dịng lưu chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khác với các biện pháp thuế quan thông thường, các biện pháp phi thuế quan khó có thể được lượng hóa bằng những con số cụ thể. Mặt khác, nếu các biện pháp thuế quan thơng thường có mục đích kinh tế hoặc thương mại thuần túy, thì các biện pháp phi thuế quan trên danh nghĩa thường gắn với các mục đích về an ninh, xã hội, y tế… và ẩn sau đó mới nhằm các mục đích về thương mại và kinh tế. Vì vậy, các biện pháp phi thuế quan thường đa dạng và khó xác định, khó có thể lượng hóa tác động của chúng đến thương mại quốc tế và kể cả trong trường hợp xác định được tác động đến thương mại thì các nước xuất khẩu cũng khó đấu tranh để yêu cầu nước áp dụng phải gỡ bỏ các rào cản này.

Mặc dù ủng hộ tự do hóa thương mại, nhưng các nước vẫn áp dụng các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế. So với

trước đây chỉ áp dụng đối với thương mại hàng hóa, hiện nay rào cản phi thuế được áp dụng cả trong thương mại dịch vụ, thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ... Các rào cản ngày càng được mở rộng về phạm vi và đa dạng, phức tạp hơn về hình thức so với trước kia chủ yếu áp dụng các rào cản về thủ tục hành chính (cấm xuất nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu). Nguyên nhân của tình trạng này là do sự khác biệt trong mục đích áp dụng các rào cản phi thuế quan của từng quốc gia.

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)