Hạn chế trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 2019 và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 101 - 115)

2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007

2.2. Hạn chế trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 2019 và nguyên nhân

giai đoạn 2007 - 2019 và nguyên nhân

Thứ nhất, cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, mặt hàng chuyển dịch chưa thực sự hợp lý, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu cịn thấp

Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao cịn thấp. Sự chuyển dịch chưa thực sự hợp lý vì nhóm hàng chế biến chế tạo vẫn chủ yếu làm gia cơng, lắp ráp cho nước ngồi (dệt may, da giày, hàng điện tử, điện thoại...), giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chưa được cải thiện, sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao cịn hạn chế.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập trung quá lớn vào một số ít mặt hàng chủ lực của các ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp gia công sử dụng nhiều lao động hoặc tài nguyên. 37 mặt hàng xuất khẩu chủ lực (kim ngạch trên 1 tỷ USD) chiếm 92,84% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019, trong đó có 06 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (trên 10 tỷ USD) là gỗ và sản phẩm gỗ; điện thoại; hàng dệt may; máy vi tính; giày dép; máy móc thiết bị; máy ảnh, máy quay phim, chiếm 63,34%.

Những năm qua, nhóm hàng dệt may, da giày, điện tử... được đẩy mạnh xuất khẩu để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trong điều kiện công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển đã buộc phải gia tăng nhập khẩu nguyên phụ

liệu. Trong khi đó, nhóm hàng nơng lâm thủy sản chưa tập trung vào nâng cao chất lượng và cấp độ chế biến để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu và giúp vượt rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm ở thị trường các nước phát triển. Vì thế mà chất lượng hàng nơng, thủy sản của nước ta vẫn còn thấp khi so sánh với Thái Lan, Trung Quốc... và vẫn gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường Nhật Bản, EU, Úc... (những thị trường có quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm).

Mặc dù tỷ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được cải thiện đáng kể, năm 2007 chiếm 55,37%, năm 2019 tăng lên 86,01%. Tuy nhiên, đa số các mặt hàng nơng sản, khống sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô, hoặc sơ chế cho giá trị gia tăng thấp. Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực vẫn cịn mang tính gia cơng và cịn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu như dệt may, da giày, máy vi tính và sản phẩm điện tử, điện thoại, máy ảnh...

Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu cịn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam đang dần xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, tuy nhiên nước ta chỉ chiếm lĩnh thị trường thế giới chủ yếu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu thô, khống sản, nơng sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và hàng điện tử. Đây là những ngành hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên và lao động lớn, đem lại giá trị gia tăng thấp và có xu hướng khơng có khả năng tăng trưởng kim ngạch nhanh, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu. Giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân của tình trạng này do các sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước vẫn tập trung chủ yếu ở hai khâu gia công, lắp ráp và xuất thô. Ngay cả khu vực FDI được cho là có cơng nghệ hiện đại hơn, các sản phẩm xuất khẩu của Samsung, Canon, hay Intel vẫn tập trung ở các khâu gia cơng, lắp ráp. Cụ thể, nhóm hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 18.301,9 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu tới 36.735,0 triệu USD (gấp 2,01 lần xuất khẩu).

Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

Xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (chiếm 66,67% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007 - 2019). Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (17,08%/năm) cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (13,30%/năm) nên tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 có xu hướng tăng từ 57,19% năm 2007 tăng lên 63,09% năm 2012 và lên tới 67,83% năm 2019. Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại giảm từ 42,81% năm 2007 xuống 36,91% năm 2012 và xuống còn 32,17% năm 2019. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng chủ yếu ở nhóm hàng do khu vực có vốn đầu tư nước ngồi sản xuất, khi nhóm này có sự biến động, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, chưa kéo được nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những nấc thang giá trị cao.

Thứ ba, cơ cấu thị trường xuất khẩu cịn bất cập, đa dạng hóa, nhưng vẫn tập trung quá lớn vào một số thị trường làm suy giảm khả năng mở rộng thị trường mới

Thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007 - 2019 đa dạng hố, thích ứng với thay đổi của tình hình trong nước và thế giới, song việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khả năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu mới, dẫn tới nguy cơ đánh mất thị trường, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể, thị trường Hoa Kỳ chiếm 19,99% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn này, tiếp theo là EU chiếm 17,63%; Trung Quốc chiếm 12,86%, ASEAN chiếm 121,90%; Nhật Bản chiếm 9,23%...

Thứ tư, cơ cấu thị trường nhập khẩu chuyển dịch chưa theo hướng tích cực, thị trường châu Á cịn chiếm tỷ trọng quá lớn và nhập siêu chủ yếu từ các thị trường châu Á

Cơ cấu thị trường nhập khẩu chuyển dịch theo hướng: Giảm tỷ trọng thị trường châu Á, châu Âu và châu Đại Dương trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ 81,20%, 10,95% và 2,08% năm 2007 xuống 79,36%, 7,17% và 1,99% năm 2019; Tăng tỷ trọng thị trường châu Mỹ và châu Phi từ 4,77% và 0,25% năm 2007 lên 8,77% và 0,41% năm 2019. Tỷ trọng thị trường châu Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 có giảm, nhưng mức giảm còn quá chậm, giảm 1,84% trong vòng 13 năm, năm 2019 thị trường châu Á vẫn chiếm 79,36%.

Tỷ trọng thị trường châu Á trong cơ cấu thị trường nhập khẩu rất cao, 79,90% giai đoạn 2007 - 2019. Nền kinh tế nước ta vẫn phụ thuộc vào thị trường cơng nghệ trung bình ở châu Á. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản có tăng, nhưng tỷ trọng cịn nhỏ (EU chiếm 6,51%, Hoa Kỳ chiếm 4,59% và Nhật Bản chiếm 8,77% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019). Nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất vẫn tiếp tục cao ở các thị trường có cơng nghệ và chất lượng hàng hóa ở mức trung bình như Trung Quốc, Đài Loan... sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Vì vậy, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương tăng mạnh tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường cung ứng công nghệ nguồn để nhập khẩu công nghệ hiện đại nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, chưa khai thác tốt các cơ hội và tận dụng hiệu quả những ưu đãi từ các FTA, còn thiếu chủ động trong việc hạn chế các thách thức do hội nhập mang lại

Trong công tác triển khai thực hiện, một số địa phương và doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về các cơ hội và những ưu đãi mà các FTA mang lại nên chưa khai thác và tận dụng hiệu quả được các cơ

hội và những ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường FTA. Trong khi đó, các nước tham gia FTA cùng với Việt Nam không những khai thác và tận dụng rất hiệu quả những cơ hội và ưu đãi, mà cịn có đối sách phù hợp để hạn chế các thách thức từ các FTA này, điển hình như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan...

Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng các hàng rào thương mại (TBT, SPS) để hạn chế những tác động bất lợi của các FTA đã ký kết cịn chậm và chưa có hiệu quả cao, trong bối cảnh sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam còn yếu, nhập siêu từ các thị trường đã ký FTA ở mức cao. Vấn đề đối phó với các rào cản thương mại ngày càng tinh vi của các nước nhập khẩu còn hạn chế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trước những rào cản này như: Quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, EU và Úc; Điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ...

Nguyên nhân của những hạn chế

- Tình hình thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các nước phát triển ngày càng gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước. Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng cùng với những điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ và một số nước lớn. Xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn biến phức tạp ảnh hưởng khơng nhỏ tới thương mại tồn cầu, quan hệ thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, Trung Quốc - hai đối tác thương mại lớn trở nên phức tạp, khó lường và khó kiểm sốt hơn. Các nước tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. Một số nước còn sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Bối cảnh đó làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản.

- Văn bản pháp quy liên quan đến chính sách quản lý xuất khẩu của các Bộ, ngành thường xuyên bổ sung, sửa đổi nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trước khi có hiệu lực. Trong khi đó, việc tham vấn doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức trong việc xây dựng

các văn bản pháp quy này. Kết quả là doanh nghiệp và kể cả các cơ quan quản lý chưa có được sự chủ động cần thiết; Cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu và công tác tổ chức xuất khẩu, nhất là xuất khẩu những mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn chưa tốt, chưa tạo điều kiện xác lập mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, thương nhân xuất khẩu nhằm ổn định nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và khả năng điều tiết lượng hàng xuất khẩu, đạt mức giá xuất khẩu cao; Quy trình kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu có sự tham gia của rất nhiều cơ quan (Hải quan, Bộ Lao động, Bộ Y tế, Cơ quan kiểm dịch và đây thường được coi là nguyên nhân của việc chậm trễ. Quy trình kiểm tra chất lượng đối với các thiết bị nhập khẩu dùng xăng và dầu đã qua sử dụng có thể mất tới 4 tháng, với nguy cơ các nguyên vật liệu bị tổn hại nếu không được bảo quản đúng cách (Thơng tư số 23/2015/TT-BKHCN). Chứng nhận an tồn thực phẩm đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn cấp cần hơn 7 ngày nhưng khơng có đủ kho lạnh để bảo quản sản phẩm…

Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng Thương năm 2019, thì quy định về thủ tục nhập khẩu mà doanh nghiệp gặp khó khăn nhất khi tìm hiểu là Quy định về nhập khẩu hàng thuộc quản lý của các Bộ/chuyên ngành, có tới 62,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát chọn quy định này. Các quy định còn lại dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, chỉ có 24,41% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn với Quy định về nhập khẩu hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; 18,11% gặp khó khăn với quy định về tạm nhập tái xuất và 17,32% gặp khó khăn với Quy định về nhập khẩu để gia công xuất khẩu.

- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Theo Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR 2018 - 2019) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong đó Việt Nam tụt 3 bậc so với năm 2017. Theo báo cáo này, Việt Nam được xếp thứ 77/140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng (năm 2017 xếp 74/135). Tuy nhiên, tính theo thang điểm 0 - 100 điểm của bảng xếp

hạng năm nay, Việt Nam đạt 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 điểm vào năm 2017. Với thứ hạng này, Việt Nam xếp trên một số nước ASEAN như Cambodia (110/140), Lào (112/140), nhưng xếp dưới Phillipines (56/140), Indonesia (45/140), Thái Lan (38/140), Malaysia (25/140), Singapore (2/140). Nước ta hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới dẫn đến sự cạnh tranh với các đối tác trên cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm sẽ ngày càng gay gắt trong lĩnh vực thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

- Ngành cơng nghiệp vẫn phát triển theo chiều rộng, chủ yếu gia cơng lắp ráp. Những cơng đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị như nghiên cứu phát triển, thiết kế, marketing, phân phối của nhiều ngành cơng nghiệp cịn yếu. Cơng nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chậm phát triển, trình độ cơng nghệ cịn thấp và giá thành cao đã không những làm cho xuất khẩu tăng chậm mà còn gây cản trở quá trình tham gia vào mạng sản xuất và cung ứng toàn cầu. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài về nguyên nhiên, vật liệu và máy móc thiết bị ngày càng lớn, làm tăng nhập khẩu và không nâng cao được hiệu quả kinh tế từ xuất khẩu. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, da giày vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên phụ liệu nhập khẩu (khoảng 70%) từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu còn lớn nên thường gặp bất lợi mỗi khi giá cả thế giới biến động tăng, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Việt Nam chưa sản xuất được các sản phẩm đủ về chất lượng, quy mơ để có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Mặc dù chủ động tham gia các FTA nhưng mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự tốt; Quan điểm và nhận thức về tham gia các FTA ở các ngành và các cấp cịn có sự khác nhau, chưa thống nhất; Chưa tạo được các nỗ lực cao trong toàn xã hội để tận dụng tối đa các ưu đãi, các cơ hội từ tham gia các

FTA để duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang các thị trường đã ký FTA, hạn chế các tác động bất lợi của tự do hóa theo các cam kết FTA đối với thương mại. Có thể nói, Việt Nam chưa chuẩn bị tốt các

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 101 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)