Công vụ và biện pháp bảo hộ thương mạ

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 26 - 41)

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 1 Khái niệm và nội dung bảo hộ thương mạ

2.2. Công vụ và biện pháp bảo hộ thương mạ

* Thuế quan

Thuế quan là một mức thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu (tùy theo mục đích hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu). Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho Chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay cịn non trẻ của nước mình.

* Phi thuế quan

Trong khi hàng rào thuế quan tương đối đồng nhất và dễ nhận biết thì hàng rào phi thuế quan rất đa dạng và thường khó xác định. Theo nhóm nghiên cứu, hàng rào phi thuế quan mà các nước thường áp dụng có thể được chia theo những nhóm sau.

(1) Hạn chế định lượng

WTO quy định ngồi thuế quan, thuế nội địa và các loại phí khác, các thành viên khơng được duy trì áp dụng những biện pháp như hạn ngạch, giấy phép hay các biện pháp khác nhằm hạn chế số lượng nhập khẩu từ những thành viên khác, hay hạn chế số lượng xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu tới các thành viên khác. Có thể liệt kê ra các rào cản hạn chế định lượng sau:

- Cấm xuất khẩu, nhập khẩu: Là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập khẩu như cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu... WTO yêu cầu không được phép áp dụng biện pháp này nếu khơng có những lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ như sau:

+ Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia;

+ Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, con người, động vật và thực vật, các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phải được thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc;

+ Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác, cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế.

- Hạn ngạch: Hạn ngạch là quy định quản lý thương mại hạn chế về số lượng hoặc trị giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ một thị trường trong một thời gian có thể xác định hoặc khơng xác định cụ thể. Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau như hạn ngạch toàn cầu, hạn ngạch song phương, hạn ngạch theo mùa, hạn ngạch đối với sản phẩm nhạy cảm, hạn ngạch xuất khẩu liên quan đến giảm bớt sự khan hiếm lương thực hay nguồn nguyên liệu nào đó, hạn ngạch liên quan đến bán hàng hố trong nội địa...

- Hạn ngạch thuế quan: Đối với các sản phẩm nơng nghiệp1có thể áp dụng một hình thức hạn ngạch đặc biệt gọi là hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan (TRQ -Tariff rate quota) là biện pháp hạn chế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định của Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Đối với các sản phẩm có TRQ, sẽ tồn tại hai mức thuế áp dụng đồng thời cho một mặt hàng nhập khẩu gồm mức thuế áp dụng trong hạn ngạch và mức thuế áp dụng ngoài hạn ngạch. Trong phần lớn trường hợp, mức thuế ngoài hạn ngạch cao gấp nhiều lần so với mức thuế suất trong hạn ngạch, thậm chí cao đến mức khơng có ý nghĩa kinh tế để nhập khẩu hay cịn được xem là mức thuế quan mang tính cấm đốn. TRQ là biện pháp tự do hóa một phần mà các thành viên WTO nhân nhượng cho nhau nhằm duy trì một mức tiếp cận thị trường tối thiểu đối với một số nông sản nhạy cảm của các nước thành viên WTO.

- Giấy phép nhập khẩu: Được xác định như là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, địi hỏi đơn vị nhập khẩu phải đệ trình đơn hay các tài liệu khác (khơng liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp để được xem xét, cấp phép nhập khẩu. Tuy nhiên, thủ tục hành chính để thực hiện chế độ cấp phép khơng được gây ra sự bóp méo thương mại do việc sử dụng khơng thích hợp các thủ tục đó. Các quy tắc đối với thủ tục cấp phép nhập khẩu phải được áp dụng trung lập và được quản lý theo một cách thức công bằng và hợp lý. Mặt khác, cần phải công khai các thông tin liên quan tới thủ tục nộp đơn, tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cơ quan tiếp nhận, danh sách các sản phẩm đòi hỏi giấy phép….

Cấp phép nhập khẩu tự động: Khi tất cả đơn đều được chấp thuận, không hạn chế khối lượng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu.

Cấp phép nhập khẩu không tự động: Thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tự động. Cấp phép không tự động không được gây ra hạn chế hay bóp méo thương mại hơn mức các điều kiện do yêu cầu cấp phép đặt ra. Các thủ tục cấp phép không tự động cần phải tương ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng được sử dụng để thực hiện và sẽ khơng đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản lý biện pháp đó. Trong trường hợp địi hỏi cấp phép khơng vì mục đích quản lý số lượng, các thành viên phải cơng bố đầy đủ thông tin về cơ sở để cấp phép.

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thoả thuận về thị trường: Trước năm 1995 do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu “tự nguyện”. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một thoả thuận song phương giữa hai Chính phủ. Nước xuất khẩu giới hạn xuất khẩu tới nước nhập khẩu một số sản phẩm nhất định. Chính phủ nước xuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thoả thuận này. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụng khá rộng rãi. Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện chỉ áp dụng với một số nước xuất khẩu chủ yếu,

do đó tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành viên và rõ ràng vi phạm nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc (MFN). Mỗi thành viên khơng được tìm kiếm, thực hiện hay duy trì bất cứ thoả thuận hạn chế xuất khẩu, thoả thuận về thị trường hay bất cứ biện pháp tương tự nào khác lên phía xuất khẩu hay nhập khẩu. Điều này bao gồm các hành động do một thành viên thực hiện riêng rẽ cũng như các hành động do hai thành viên trở lên thực hiện.

(2) Nhóm các biện pháp về kiểm sốt giá, phí, lệ phí

Các biện pháp kiểm sốt giá được áp dụng nhằm hỗ trợ giá trong nước khi giá của hàng nhập khẩu thấp hơn giá trong nước, ổn định giá trong nước trong bối cảnh giá trong nước hoặc giá trên thị trường thế giới biến động, đối phó lại những thiệt hại xuất phát từ những hành vi thương mại quốc tế “không lành mạnh”. Các biện pháp kiểm sốt giá được chia thành các nhóm sau:

- Các biện pháp quản lý giá mang tính chất hành chính: Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể ấn định giá nhập khẩu trên cơ sở giá trong nước hoặc giá trên thị trường thế giới của hàng hóa dưới hình thức thiết lập giá trần hoặc giá sàn. Việc ấn định giá này có thể được thực hiện bằng phương pháp ấn định giá nhập khẩu tối thiểu hoặc đưa ra giá tham chiếu.

- Định giá xuất khẩu tự nguyện: Đây là một thỏa thuận theo đó doanh nghiệp nước xuất khẩu đồng ý giữ giá xuất khẩu cao hơn bình thường một mức nhất định để tránh không bị áp dụng các rào cản hạn chế nhập khẩu khác. Mặc dù việc xác định giá xuất khẩu do doanh nghiệp nước xuất khẩu thực hiện nhưng do nó xuất phát từ gợi ý của nước nhập khẩu nên cũng được coi là một rào cản hạn chế nhập khẩu.

- Trị giá tính thuế hải quan: Việc xác định trị giá tính thuế hải quan tùy tiện có thể bóp méo kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hố. WTO quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức là giá đã trả hay phải trả cho hàng hóa khi được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu có tính đến những điều chỉnh nhất định như phí hoa hồng, mơi giới, đóng gói. WTO khơng cho phép xác định trị giá tính

thuế hải quan theo các cách sau: Giá nhập khẩu tối thiểu; Giá bán trong nước của hàng hóa tương tự được sản xuất tại nước mà hàng hóa cần xác định trị giá hải quan được nhập khẩu; Một hệ thống cho phép chấp nhận giá cao hơn trong hai loại giá sử dụng để xác định trị giá tính thuế quan của hàng hóa; Giá bán của hàng hóa tại thị trường nước xuất khẩu; Định giá trên cơ sở giả định hay tùy tiện.

- Phí, lệ phí, thuế nội địa và các biện pháp có tác dụng tương đương thuế quan: Nước nhập khẩu có thể quy định các khoản phí, lệ phí, thuế nội địa hoặc các biện pháp khác có tác dụng tương đương thuế quan khiến giá hàng nhập khẩu bị đội lên. Một số biện pháp trong nhóm này bao gồm phụ phí hải quan, các loại phí dịch vụ (như phí giám định hải quan, phí xếp dỡ lưu kho), thuế giao dịch ngoại tệ, thuế dán tem hàng hóa, phí cấp phép nhập khẩu, phí hợp thức hóa lãnh sự, thuế đối với phương tiện vận chuyển, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế và phí đối với các mặt hàng nhạy cảm (chẳng hạn như phí mơi trường), quy định về giá tính thuế tối thiểu.

(3) Nhóm rào cản vệ sinh kiểm dịch và an tồn thực phẩm

Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm (Sanitary & Phytosanitari Measures - SPS) được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào được áp dụng nhằm bảo vệ cuộc sống của con người hoặc sức khỏe của động - thực vật khỏi nguy cơ xâm nhập, lây lan của sâu bệnh; nguy cơ lây truyền các bệnh do động vật, thực vật; nguy cơ phát sinh từ các chất phụ gia trong thực phẩm…

Hình thức của các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an tồn thực phẩm rất đa dạng, có thể là các yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động - thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê… Tùy theo nội hàm của các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm, có thể chia nhỏ chúng thành các nhóm sau:

- Cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu một sản phẩm hoặc một chất vì lý do liên quan đến vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm: Đối tượng áp dụng của các biện pháp trong nhóm này là các sản phẩm nhập khẩu hoặc các nhà nhập khẩu. Một sản phẩm có xuất

xứ từ một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định có thể bị cấm nhập khẩu tạm thời do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thông thường, các biện pháp như vậy thường mang tính đột xuất và có thời hạn nhất định. Chẳng hạn như năm 2006, Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt gà từ Anh do bệnh cúm gia cầm xuất hiện ở ba trang trại của Anh2, hoặc năm 2007, EU đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Anh và Xcốt-len do lo ngại nguy cơ lây lan bệnh lở mồm long móng3.

Một biện pháp tương tự khác là cấm nhập khẩu một sản phẩm từ một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định do không có đủ bằng chứng chứng minh rằng sản phẩm đó đã đáp ứng được tất cả các điều kiện an toàn để tránh được những nguy cơ liên quan đến vệ sinh kiểm dịch. Quy định cấm này có thể được tự động áp đặt cho đến khi nước xuất khẩu chứng minh được rằng họ đã áp dụng đầy đủ các biện pháp để ngăn chặn các nguy cơ liên quan đến vệ sinh kiểm dịch ở một mức độ được nước nhập khẩu chấp nhận. Chẳng hạn như việc các nước ơn đới thường có quy định cấm nhập khẩu một số loại hoa quả nhiệt đới vì lo ngại sự lây lan một số loài sâu bệnh.

Đối với một số sản phẩm, chẳng hạn như các loại thực phẩm chức năng, nhà nhập khẩu phải tiến hành đăng ký trước khi nhập khẩu. Để được phép nhập khẩu những sản phẩm này, nhà nhập khẩu có thể cần phải tuân thủ một số quy định liên quan, cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu và nộp phí đăng ký.

Đối với một số loại nơng sản, nước nhập khẩu có thể ban hành một hệ thống các quy định, theo đó sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng được một số yêu cầu kết hợp về vệ sinh kiểm dịch khác nhau. Chẳng hạn như để được phép nhập khẩu, sản phẩm phải đáp ứng được một loạt các yêu cầu về vùng sản xuất không nhiễm bệnh, loại thuốc trừ sâu được sử dụng, phương pháp thu hoạch và khử trùng sau thu hoạch, giám định tại cảng nhập khẩu...

2 Báo The Guardian (2006), truy cập tại địa chỉ http://www.guardian.co.uk/

science/2006/may/01/infectiousdiseases.birdflu

3Chính phủ Xcốt-len (2008), truy cập tại địa chỉ http://www.scotland.gov.uk/

Bên cạnh các biện pháp có đối tượng điều chỉnh là sản phẩm nhập khẩu như đã nói ở trên, nước nhập khẩu cũng có thể có quy định buộc nhà nhập khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch ở nước nhập khẩu công nhận, cho phép hoặc chấp thuận. Để được cơng nhận, nhà nhập khẩu có thể cần phải tuân thủ một số quy định và thủ tục đánh giá có liên quan. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép ở nước nhập khẩu thường là cơ quan chuyên trách về y tế hoặc nông nghiệp.

- Giới hạn tồn dư cho phép và hạn chế sử dụng một số loại hóa chất: Nước nhập khẩu có thể quy định dư lượng tối đa cho phép của một loại hóa chất có trong thực phẩm hoặc thức ăn gia súc. Những hóa chất này có thể xuất hiện trong q trình sản xuất nhưng khơng nằm trong thành phần mong muốn của sản phẩm. Chẳng hạn như dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, thuốc thú y, các chất hữu cơ tồn dư, các hóa chất sinh ra trong q trình chế biến, các vi sinh vật... Chặt chẽ hơn, nước nhập khẩu có thể cấm hoặc hạn chế sử dụng một số chất làm nguyên liệu để chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc, chẳng hạn như cấm sử dụng một số loại phụ gia thực phẩm là chất bảo quản, chất tạo màu, chất làm ngọt...

- Các yêu cầu về dán nhãn, ký mã hiệu và đóng gói: Nước nhập khẩu có thể u cầu ghi trên nhãn hàng hóa các thơng tin liên quan đến an tồn thực phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng. Các thơng tin này có thể được in bằng chữ, bằng ký hiệu trực tiếp trên nhãn hàng hóa hoặc trên một nhãn phụ đi kèm. Trên bao gói hàng hóa cũng có thể có những yêu cầu phải ghi những ký hiệu hướng dẫn việc vận chuyển và bảo quản, chẳng hạn như hàng dễ hư hỏng, hàng dễ vỡ, hàng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời… Các phương pháp đóng gói hàng hóa và vật liệu dùng để đóng gói hàng hóa cũng có thể là đối tượng điều chỉnh của các biện pháp phi thuế quan. Chẳng hạn như một số nước quy định không được sử dụng tấm

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)