5. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT
5.1.2. Cách thức tác động của tự do hóa thương mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia
nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia
Tự do hóa thương mại là q trình dỡ bỏ mọi cản trở đối với hoạt động thương mại, bao gồm việc cắt giảm, tiến tới xóa bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập môi trường thơng thống thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Tác động của tự do hóa thương mại đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa thường theo theo hai hướng, tùy theo quan điểm và góc độ xem xét từ các phía, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.
- Tạo thương mại (cái mới)(trade creation effects)
Tác động tạo thương mại sẽ xuất hiện khi một nước thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào đó bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước khác, do việc cắt giảm, dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước. Tác động tạo thương mại sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất
và cơ cấu thương mại nói chung, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng nói riêng do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp dựa trên những lợi thế so sánh. Tác động tạo thương mại được đặt ở một vị trí quan trọng bởi nó tạo ra “cái mới” trong quan hệ thương mại của một nước khi thực hiện tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại càng mạnh mẽ (cắt giảm thuế sâu trên nhiều hàng hóa) thì tác động tạo thương mại càng mạnh. Như vậy, có thể nói tác động tạo thương mại sẽ làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo ngành hàng, mặt hàng theo hướng tích cực.
- Chuyển hướng thương mại (cái cũ với đối tác mới) (trade diversion effects)
Tác động chuyển hướng thương mại diễn ra khi các nước chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá sang những nước có thuế thấp hoặc 0% và các ưu đãi khác (các nước thành viên WTO, FTA) do việc dỡ bỏ thuế quan để thực hiện tự do hóa thương mại sẽ khiến giá hàng hóa thấp hơn. Thực chất là tác động chuyển hướng thương mại không tạo ra “cái mới” trong quan hệ thương mại của một nước mà nó chỉ thay đổi đối tác thương mại của quốc gia đó mà thơi. Bởi vậy, có thể nói chuyển hướng thương mại làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác.
- Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và được hưởng các ưu đãi khác trong tiếp cận thị trường là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị trường. Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu và phát triển doanh nghiệp nội địa, nâng cao vai trị, vị trí của doanh nghiệp nội địa trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất mang tính động của tự do hóa thương mại. Thực hiện tự do hóa thương mại, các hàng rào thuế quan sẽ bị hạ thấp hoặc xố bỏ, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp khơng cịn nhận được sự bảo hộ từ các cơng cụ chính sách thương mại của nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế. Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên nhằm thốt ra khỏi tình trạng trì trệ, ỷ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm tạo ra các sản phẩm có chất lượng với giá cạnh tranh nói chung, tạo ra hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng, có giá trị gia tăng cao với giá cạnh tranh nói riêng. Qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu và phát triển doanh nghiệp nội địa, nâng cao vai trò của doanh nghiệp nội địa trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Như vậy, cũng có thể nói tác động động của tự do hóa thương mại làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế.
- Đối với các quốc gia đang và chậm phát triển
Ngành công nghiệp hỗ trợ ở những quốc gia này kém phát triển nên chưa đáp ứng được nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, do vậy xuất khẩu chủ yếu theo phương thức gia cơng. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, thuế nhập khẩu giảm mạnh nên nhóm hàng nguyên phụ liệu và hàng tiêu dùng sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu vì giá rẻ, thậm chí đối với nhiều mặt hàng thì chất lượng cịn tốt hơn hàng nội địa.
- Gia tăng nhập khẩu ở những thị trường FTA
Tham gia FTA, các nước thành viên phải cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã cam kết. Thuế giảm mạnh làm cho hàng hóa có sức cạnh tranh hơn, Vì thế, các doanh nghiệp sẽ gia tăng nhập khẩu ở những thị trường FTA để tăng lợi nhuận thu được.