Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 60 - 65)

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

3.2.4. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa

Cơ cấu xuất khẩu là tổ hợp các yếu tố cấu thành xuất khẩu, thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, chúng quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động với nhau trong không gian và thời gian, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, phù hợp với mục tiêu xuất khẩu đã được xác định.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu phản ánh tỷ trọng, vị trí của các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu trong tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu tạo nên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu khơng chỉ cho thấy vị trí và mối quan hệ về lượng của các chủng loại hàng hóa xuất khẩu, mà cịn phản ánh chất lượng của xuất khẩu (qua tỷ trọng của xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến cao, hàng hóa có giá trị gia tăng cao, hay hàng thơ, sơ chế…).

Trong cuốn sách này, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia được hiểu là tổng thể các nhóm hàng, thị trường, khu vực kinh tế trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối quan hệ hữu cơ trong thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, phù hợp với mục tiêu xuất nhập khẩu đã được xác định.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa có thể được phân chia theo những tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu và cách thức tiếp cận. Thông thường, người ta tiếp cận theo hai hướng: Giá trị những gì đã được xuất nhập khẩu (theo nhóm hàng, mặt hàng) và giá trị xuất nhập khẩu đã thực hiện ở đâu (theo thị trường, đối tác). Vì vậy, có hai loại cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa phổ biến là cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng và cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác. Ngồi ra, khi xem xét đóng góp của các khu vực kinh tế vào hoạt động xuất nhập khẩu, người ta cịn xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng là tỷ lệ tương quan giữa các nhóm hàng, mặt hàng xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác là tỷ lệ tương quan giữa các thị trường, đối tác trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế là tỷ lệ tương quan giữa các khu vực kinh tế (khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm của từng nước, từng tổ chức cũng như từng mục đích nghiên cứu, từng thời kỳ, hiện có 3 cách phân loại cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng phổ biến sau:

- Cách 1: Cơ cấu xuất nhâp khẩu hàng hóa theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương, bản sửa đổi lần thứ 3 (Standard International Trade Classification, Revision 3 - SITC)

Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (Standard International Trade Classification - SITC) là bảng phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên các cơng đoạn sản xuất của hàng hóa do Uỷ ban

Thống kê Liên Hợp quốc ban hành, sử dụng cho mục đích thống kê, phân tích kinh tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu so sánh số liệu thương mại quốc tế giữa các quốc gia và phục vụ cho các mục đích phân tích kinh tế về thương mại quốc tế, năm 1950, Ban Thư ký Liên Hợp quốc đã xuất bản cuốn Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC, bản đầu tiên) vàkhuyến nghị rằng các quốc gia nên sử dụng Bảng phân loại này làm cơ sở cho việc báo cáo thống kê ngoại thương cho các tổ chức quốc tế và phục vụ cho mục đích so sánh quốc tế.

Do khối lượng thương mại quốc tế tăng lên nhanh chóng và sự biến động nhiều về mặt địa lý cũng như về chủng loại hàng hoá nên sau đó Bản SITC gốc đã được nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi hai lần (lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ hai năm 1975). Trong thực tế áp dụng, Bản sửa đổi lần 2 chưa đáp ứng được sự hài hịa tương thích các phân nhóm và các nhóm giữa hai bảng phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Để đáp ứng yêu cầu này, năm 1986, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc đã ban hành Bản sửa đổi lần 3 do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc soạn thảo, cùng với các chỉ tiêu về hàng hố và các mã số tương thích có thể chuyển đổi được dễ dàng giữa SITC và HS, trên cơ sở vừa xem xét đến yêu cầu kế thừa các bản SITC trước, cũng như xem xét đến các điều kiện như: Bản chất của hàng hoá và nguyên vật liệu được sử dụng để tạo ra chúng; Quy trình sản xuất; Thực tế thị trường và cơng dụng của sản phẩm; Vai trò của hàng hoá trong thương mại quốc tế; Sự thay đổi của công nghệ.

Bản sửa đổi lần thứ 3 của Bảng phân loại SITC (Rev.3, 1986) gồm 10 phần, 67 chương, 261 nhóm (mã 3 chữ số), 1.033 nhóm (mã 4 chữ số) và 3.118 nhóm (mã 5 chữ số). 1.033 nhóm (mã 4 chữ số) của SITC lần thứ 3 gồm tất cả các mặt hàng trong thương mại quốc tế. Trong đó, 720 nhóm đã được chia ra thành 2.805 mặt hàng chi tiết hơn và để có thể tương thích với HS và các phân loại kinh tế khác. Vì vậy, có 3.118 nhóm chủ yếu trong SITC lần thứ 3 ở cấp mã 5 chữ số. Tất cả các nhóm này có thể được chia chi tiết hơn nữa, nếu cần thiết cho mục đích sử dụng của quốc gia. Các phân nhóm được sắp xếp lại thành 261 nhóm (mã 3 chữ số) là những nhóm được thiết kế để có thể phân biệt được về mặt số liệu mà chúng thường được mua bán trong thương mại quốc tế. Những nhóm này lại được gộp tiếp vào thành 67 chương là những chương được thiết kế để tổng hợp các

nhóm lại theo các tiêu thức lớn hơn của chúng. Các chương này cuối cùng được gộp lại thành 10 phần để chia tổng số thương mại theo các nhóm kinh tế lớn. Một cách tổng quát, hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo Bản sửa đổi lần thứ 3 của SITC được chia thành 3 nhóm:

(1) Hàng thơ hoặc mới sơ chế (Primary products), gồm 5 nhóm: Lương thực, thực phẩm và động vật sống; Đồ uống và thuốc lá; Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu; Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan; Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật.

(2) Hàng chế biến hoặc đã tinh chế (Manufactured products), gồm 4 nhóm: Hóa chất và sản phẩm liên quan; Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu; Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; Hàng chế biến khác.

(3) Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên

Với cách phân loại này, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu xoay quanh 2 nhóm hàng đầu (nhóm 3 thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu). Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nhóm 1, đặc biệt là nguyên liệu thô chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi tỷ trọng các sản phẩm nhóm 2 khơng đáng kể. Chính phủ các nước này thường cố gắng giảm tỷ trọng xuất khẩu của nhóm đầu và nâng tỷ trọng của nhóm 2. Cịn đối với các nước phát triển, tỷ trọng sản phẩm nhóm 2 có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, ngoại lệ với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, kim ngạch xuất khẩu dầu đã làm cho tỷ trọng xuất khẩu nhóm 1 cao.

- Cách 2: Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo Bảng phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities - ISIC)

Bảng phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế được ban hành lần đầu tiên vào năm 1948 theo đề nghị của Cơ quan Thống kê của Liên Hợp quốc. Ngay sau khi ban hành, Bảng này đã được các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế sử dụng rộng rãi để phân loại số liệu theo các loại hoạt động kinh tế. Do sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của các tổ chức hoạt động kinh tế cũng như sự phát

triển của nhiều loại hình kinh tế mới đã bộc lộ ra yêu cầu cần phải rà soát và sửa đổi bổ sung cho danh mục về cấu trúc, về các khái niệm định nghĩa cũng như về các loại hình hoạt động kinh tế mới. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu cần cải tiến và hài hoà giữa danh mục này với các bảng phân loại quốc tế. Từ năm 1956, Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc đã thực hiện việc rà soát và sửa đổi Bảng phân loại ngành kinh tế. Bảng ISIC bản sửa đổi lần thứ nhất được ban hành năm 1958, bản sửa đổi lần thứ 2 ban hành năm 1968 và bản hiện nay đang sử dụng là bản sửa đổi lần thứ 3 ban hành năm 1989.

Mục đích chung của Bảng phân loại này là quy định rõ nội dung, phạm vi của từng ngành, từng lĩnh vực tham gia vào các hoạt động kinh tế, làm căn cứ để xác định quy mơ, vai trị đóng góp của từng ngành và cơ cấu kinh tế của một quốc gia, và trong thống kê thương mại nó được sử dụng để phân loại hàng xuất khẩu theo nguồn gốc ngành sản xuất ra chúng. Mặc dù bản chất nó khơng phải là bảng danh mục hàng hố, vẫn có sự kết nối giữa danh mục ISIC và SITC trên cơ sở hàng hoá. Bảng phân loại ISIC bản sửa đổi lần thứ 3 hiện nay gồm 17 phần, 60 chương, 159 nhóm và 292 loại.

Thực hiện khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc, đa phần các nước ban hành Bảng phân loại hệ thống ngành kinh tế quốc dân theo ISIC bản sửa đổi lần thứ 3. Từ năm 1993, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã ban hành Bảng phân loại hệ thống ngành kinh tế quốc dân dựa trên ISIC bản sửa đổi lần thứ 3. Trong công tác thống kê ngoại thương, trên cơ sở số liệu chi tiết theo danh mục SITC cấp 5 chữ số, Vụ Thương mại - Giá cả, Tổng cục Thống kê đã tiến hành tổng hợp số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Bảng phân loại hệ thống ngành kinh tế quốc dân Việt Nam - VSIC, 1993 từ năm 1997. Trong Niên giám Thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng năm được thống kê, phân loại theo cơ cấu ngành nghề kinh tế. Theo đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được chia thành 3 nhóm hàng: Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản; Hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; Hàng nơng lâm thuỷ sản (một số năm, nhóm hàng nông sản, lâm sản và thủy sản được thống kê riêng biệt).

Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ dàng thống kê dựa trên hệ thống báo cáo từ dưới lên trên. Theo đó, q trình chuyển dịch cơ

cấu hàng hóa xuất khẩu sẽ dịch chuyển từ nhóm hàng nơng lâm thủy sản, sang nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ tiểu thủ cơng nghiệp và cuối cùng là nhóm hàng cơng nghiệp nặng khống sản. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển sẽ dịch chuyển dần từ nhóm hàng nơng lâm thuỷ sản sang nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp. Ngược lại, các nước phát triển lại chủ yếu dựa vào nhóm hàng cơng nghiệp nặng. Thơng qua tỷ trọng giữa các nhóm hàng người ta có thể nhận biết được lĩnh vực nào trong nền kinh tế quốc dân phát triển để có kế hoạch điều chỉnh.

Ở mỗi cách tiếp cận đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia trong mỗi giai đoạn, có thể đánh giá được nhiều vấn đề khác nhau, tùy vào góc độ xem xét. Nhìn chung, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu phản ánh hai đặc trưng cơ bản: Sự dư thừa hay khan hiếm về nguồn lực và trình độ cơng nghệ của sản xuất cũng như mức độ chuyên mơn hóa.

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)