5. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT
5.2.3. Biểu hiện và mức độ tác động của bảo hộ thương mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia
xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia
- Bảo hộ thương mại làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng
Với quốc gia thực thi bảo hộ thương mại, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng có thể chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng của hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là những nhóm hàng và mặt hàng được bảo hộ, giảm tỷ trọng của hàng thô hoặc mới sơ chế). Do quốc gia thực hiện chính sách bảo hộ thương mại sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là những ngành công nghiệp non trẻ với năng lực cạnh tranh còn kém. Điều này giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao sức cạnh tranh, có điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngồi vì bảo hộ thương mại tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, làm cho chi phí bình qn mỗi sản phẩm sản xuất trong nước giảm đáng kể. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ thương mại chỉ có tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia khi chính sách này được thực hiện trong một thời gian hợp lý, cịn kéo dài q thì những ngành cơng nghiệp được bảo hộ sẽ không nỗ lực vươn lên để nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng hóa.
Mức độ tăng tỷ trọng của hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hoặc giảm tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế, khống sản thơ, hàng ngun liệu thơ cịn phụ thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại. Mức độ bảo hộ thương mại (nâng cao thuế đối với hàng nhập khẩu và các ưu đãi dành cho ngành công nghiệp non trẻ hoặc các ngành được bảo hộ) càng cao, càng sâu rộng thì tác động tới chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng trong ngắn hạn càng mạnh, mức độ chuyển dịch càng nhanh. Ngược lại, mức độ bảo hộ thương mại thấp, khơng sâu rộng thì tác động tới chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng trong ngắn hạn càng chậm, mức độ chuyển dịch chậm.
- Bảo hộ thương mại làm chuyển hướng thương mại theo thị trường
(1) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác trong ngắn hạn theo hướng giảm tỷ trọng khu vực thị trường bảo hộ cao (thường là thị trường các nước phát triển) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tăng tỷ trọng khu vực thị trường bảo hộ thấp;
(2) Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác trong dài hạn theo hướng tăng tỷ trọng khu vực thị trường bảo hộ
cao (thị trường các nước phát triển) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, giảm tỷ trọng khu vực thị trường bảo hộ thấp.
Mức độ tăng tỷ trọng của khu vực thị trường không bảo hộ thương mại hoặc bảo hộ thương mại ở mức thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hoặc giảm tỷ trọng khu vực thị trường có bảo hộ thương mại cịn phụ thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại. Mức độ bảo hộ thương mại càng cao, càng sâu rộng thì tác động tới chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác càng mạnh, mức độ chuyển dịch càng nhanh. Ngược lại, mức độ bảo hộ thương mại thấp, khơng sâu rộng thì tác động tới chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác càng chậm, mức độ chuyển dịch chậm.
- Bảo hộ thương mại làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế
Với quốc gia thực thi bảo hộ thương mại, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế có xu hướng chuyển dịch: Tăng tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Chính sách bảo hộ thương mại của quốc gia có thể giúp cho ngành cơng nghiệp non trẻ, hoặc các ngành được bảo hộ trong nước phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. Bảo hộ thương mại của các nước đối tác tạo áp lực buộc các ngành này muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao sức cạnh tranh. Khi sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp non trẻ được nâng lên, đồng nghĩa với chất lượng và giá trị của hàng hóa được nâng lên. Do đó, tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên.
CHƯƠNG II