2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007
2.1. Thành tựu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2019 và phân tích của nhóm tác giả; * Sơ bộ
2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019
2.1. Thành tựu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007- 2019 giai đoạn 2007- 2019
Thứ nhất, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng cả về quy mơ và tốc độ tăng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xuất siêu có xu hướng gia tăng
Quy mơ xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong vịng 13 năm (2007 - 2019) tăng 4,65 lần, từ 111.326,1 triệu USD năm 2007 tăng lên 517.545,2 triệu năm 2019. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân 14,94%/năm, trong đó xuất khẩu tăng 15,67%/năm, nhập khẩu tăng 14,24%/năm.
Hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh tốn, góp phần vào
tăng trưởng GDP (kim ngạch xuất khẩu chiếm 83,56% GDP năm 2019), ổn định kinh tế vĩ mơ, ổn định tỷ giá, kiểm sốt lạm phát, tạo cơng ăn việc làm và tiêu thụ hàng hóa cho nơng dân. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp và khó đốn định, đặc biệt là xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng… thì mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt được là tích cực, cho thấy sự nỗ lực lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.
Sau khi gia nhập WTO (tháng 01/2007), Việt Nam liên tục nhập siêu và mức nhập siêu khá lớn thì những năm gần đây đã có xuất siêu. Việt Nam đã có xuất siêu trong 7 năm, năm đạt mức xuất siêu lớn nhất là 2019 với 10.833,6 triệu USD. Xuất siêu đang có xu hướng gia tăng, năm 2012 là 748,8 triệu USD, năm 2016 tăng lên 1.602,4 triệu USD, năm 2018 tăng lên 6.515,3 triệu USD, đến năm 2019 lên tới 10.833,6 triệu USD.
Cán cân thương mại đã duy trì xuất siêu trong 4 năm liên tiếp gần đây (2016 - 2019) với mức thặng dư lớn năm 2019 (10.833,6 triệu USD). Với việc thúc đẩy xuất khẩu gắn với tái cấu trúc sản xuất trong nước và kiểm soát tốt khâu nhập khẩu, cán cân thương mại Việt Nam đã duy trì xuất siêu với mức thặng dư kỷ lục. Con số xuất siêu của Việt Nam năm 2019 đã gấp 6,76 lần so với năm 2016. Qua đó đã góp phần làm thặng dư cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa được mở rộng, phát triển thêm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng xuất khẩu mới và cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, mặt hàng có sự chuyển dịch tích cực
Xuất khẩu hàng hóa được mở rộng về quy mơ và số lượng mặt hàng. Hàng hóa xuất khẩu đa dạng và phong phú. Phát triển thêm mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tạo vị thế cao trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Năm 2007, Việt Nam mới chỉ có 9 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, đến năm 2019 đã tăng lên 37 mặt hàng (trong đó có 23 mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD, 8 mặt hàng đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10
tỷ USD), chiếm 92,84% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc top đầu thế giới năm 2019: Giày dép (thứ 2), cà phê (thứ 3), thủy sản (thứ 5), dệt may (thứ 6), gỗ và sản phẩm gỗ (thứ 8)…
Nhiều mặt hàng đã được mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản… trở thành những mặt hàng thay thế dần dầu thô trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao đang và tiếp tục là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu những năm tới như: sản phẩm gỗ; điện tử và linh kiện máy tính; điện thoại; máy ảnh, máy quay phim; sản phẩm cơ khí; túi xách; vali…
Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên đáng kể, một số mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay, các mặt hàng như gạo, thủy sản, dệt may, giày dép, cà phê, điều nhân, hạt tiêu… của nước ta đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế và được nhiều thị trường ưa chuộng.
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 - 2019 chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế, từ 55,37% năm 2007 lên 69,19% năm 2012 và lên tới 86,01% năm 2019; Giảm tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế, từ 44,60% năm 2007 xuống 30,74% năm 2012 và xuống còn 13,99% năm 2019. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân loại theo hàm lượng chế biến của sản phẩm giai đoạn 2007 - 2019 cũng chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng của nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo từ 41,16% năm 2007 lên 64,83% năm 2012 và lên tới 84,25% năm 2019; Giảm tỷ trọng của nhóm hàng nhiên liệu khống sản, nơng thủy sản và hàng hóa khác từ 19,54%, 20,43% và 18,87% năm 2007 xuống 10,01%, 18,30% và 6,86% năm 2012 và xuống còn 1,68%, 9,63% và 4,44% năm 2019.
Thứ ba, nhập khẩu hàng hóa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu theo nhóm hàng, mặt hàng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực
Hàng hóa nhập khẩu ngày càng đa dạng phong phú. Nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng khá (4,88%/năm), đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị phục vụ các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.
Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương có sự chuyển dịch: Tăng tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế, từ 73,33% năm 2007 lên 76,27% năm 2012 và lên tới 80,82% năm 2019; Giảm tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế, từ 24,57% năm 2007 xuống 23,64% năm 2012 và xuống còn 19,11% năm 2019.
Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây Việt Nam đã làm tốt khâu kiểm sốt nhập khẩu. Theo đó, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đã tăng trưởng chậm lại và nhập khẩu các mặt hàng cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia cơng xuất khẩu đều tăng. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu năm 2019 chiếm khoảng 82%, nhập khẩu của nhóm hàng khơng khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm 8,25%.
Thứ tư, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, khai thác có hiệu quả các thị trường có FTA và thị trường tiềm năng
Cơng tác phát triển, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực: Hàng hóa Việt Nam tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm thị trường mới. Năm 2019, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), 10 thị trường đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm
đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc... Theo đánh giá chung cho thấy, tất cả các thị trường có FTA của Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao so với thời điểm trước khi có FTA.
Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng. Thị trường nhập khẩu ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa. Xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao giai đoạn 2007 - 2019, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA, như: Ấn Độ tăng 34,78%/năm; Hàn Quốc tăng 27,44%/năm; Trung Quốc tăng 21,65%/năm; Hoa Kỳ tăng 17,14%/năm; EU tăng 14,56%/năm…
Việt Nam tiếp tục tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại để phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa. Các FTA sau khi ký kết, triển khai đã hỗ trợ cho phát triển mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Năm 1995, Việt Nam bắt đầu thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc gia nhập ASEAN, tiếp theo là APEC, WTO... và ký kết, thực thi các FTA. Tính đến tháng 8/2020, Việt Nam đã ký kết và thực thi 13 FTA. Với việc thực thi các FTA song phương và đa phương, tạo thuận lợi phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước tham gia. Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi từ các FTA có hiệu lực để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Giai đoạn 2008 - 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi đạt 319.660,43 triệu USD, chiếm 19,68% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường đối tác FTA (tính đến tháng 12/2019, Việt Nam ký kết 13 FTA, thực thi 12 FTA và tận dụng ưu đãi từ 12 FTA). Mức tận dụng ưu đãi của Việt Nam có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này, năm 2008 là 8,31%, năm 2014 tăng lên 14,84%, năm 2019 lên tới 37,2%.
Thứ năm, chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, đặc biệt đối với các ngành hàng dệt may, da giày, điện tử, cà phê, hạt điều… Phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp quan tâm xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.