5. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT
5.2.2. Cách thức tác động của bảo hộ thương mại đến xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia
khẩu hàng hóa của một quốc gia
Bảo hộ thương mại là gia tăng can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế nhằm hạn chế nhập khẩu và bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ. Nội dung của bảo hộ thương mại là Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước tăng hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm hạn chế hàng nhập khẩu và bảo vệ/ bảo hộ các ngành sản xuất trong nước.
Tác động của bảo hộ thương mại đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo các hướng tích cực, tiêu cực, hoặc khơng rõ các tác động.
- Nâng cao chất lượng của hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng trong dài hạn
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại khi hàng rào thuế quan giảm xuống thì TBT, SPS của các thị trường nhập khẩu ngày càng gia tăng, muốn xâm nhập thị trường thì hàng của các quốc gia xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp phải đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị dây chuyền cơng nghệ sản xuất. Vì thế, chất lượng của hàng xuất khẩu được nâng lên và nâng cao chất lượng của chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu theo nhóm hàng, mặt hàng.
- Chuyển hướng thương mại
Tác động chuyển hướng thương mại diễn ra khi các nước chuyển hướng xuất khẩu, nhập khẩu từ những nước bảo hộ thương mại cao sang những nước bảo hộ thương mại thấp. Thực chất là tác động chuyển hướng thương mại không tạo ra “cái mới” trong quan hệ thương mại của một nước mà nó chỉ thay đổi tỷ trọng đối tác thương mại của
quốc gia đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia đó mà thơi. Bởi vậy, có thể nói chuyển hướng thương mại làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường, đối tác.
- Giảm xuất khẩu hàng hóa sang khu vực thị trường bảo hộ thương mại cao, tăng xuất khẩu hàng hóa sang khu vực thị trường bảo hộ thương mại thấp trong ngắn hạn (từ 3 đến 5 năm)
Khi hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ thì các nước gia tăng TBT, SPS để bảo hộ sản xuất nội địa. Đa phần các quốc gia đều thực hiện bảo hộ thương mại, nhưng mức độ bảo hộ khác nhau. Các cơng cụ bảo hộ thương mại của Chính phủ chính là những rào cản thương mại làm cho hàng hóa giữa các quốc gia khơng được lưu thơng thuận lợi. Hàng hóa ở những nơi có lợi thế sản xuất hơn sẽ khó đến được những nơi khơng có lợi thế sản xuất vì rào cản thương mại. Bởi vậy, khi một thị trường nâng rào cản thương mại, thì xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển sang thị trường này sẽ sụt giảm, thậm chí sụt giảm mạnh trong ngắn hạn đối với những quốc gia xuất khẩu chưa đáp ứng được TBT, SPS của thị trường nhập khẩu. Các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn hẹp về tài chính để đáp ứng được những quy định về TBT, SPS, đặc biệt của các thị trường phát triển thì phải mất ít nhất là vài năm để điều chỉnh và nâng cấp trang thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu.