Xu hướng tự do hóa thương mại trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 68 - 71)

4. XU HƯỚNG TỰ DO HOÁ VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚ

4.1. Xu hướng tự do hóa thương mại trên thế giớ

Tự do hóa thương mại vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Từ thập niên 1990 đến nay, tự do hố thương mại đã có bước phát triển đột biến mạnh mẽ thể hiện trên các mặt: Sự ra đời của WTO bao gồm gần như tất cả các nền kinh tế thế giới (hiện đã có 164 nước tham gia và hầu hết các nước còn tại đều muốn tham gia); Các khu thương mại tự do phát triển mạnh mẽ từ EU, NAFTA, AFTA đến các khối kinh tế khác ở hầu khắp các châu lục; Các FTA song phương phát triển chưa từng có giữa các quốc gia với nhau như Hoa Kỳ - Singapore, Hoa Kỳ - Chi lê, Việt Nam - Nhật Bản… đến các FTA giữa các khối thương mại tự do với các quốc gia như: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, EU - Thái Lan, EU - Việt Nam… Hàng rào thuế quan giữa các nước phát triển với nhau đã giảm xuống cịn 3%, mức thuế quan bình qn của các nước đang phát triển cũng đã được hạ thấp xuống còn khoảng 14%. Những cam kết giảm hàng rào bảo hộ đang là nội dung chủ yếu của các cuộc đàm phán đa phương và song phương hiện nay.

Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với q trình tồn cầu hố, các FTA đã có sự phát triển mạnh mẽ. FTA song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà cịn cả xúc tiến và tự do hố đầu tư, sở hữu trí tuệ, hợp tác chuyển giao cơng nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải

quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như mua sắm chính phủ, lao động, môi trường. Trong bối cảnh đàm phán thương mại đa phương bế tắc (Vòng đàm phán Doha của WTO), sự gia tăng mạnh các FTA song phương và khu vực đang trở thành một xu thế quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế từ đầu thế kỷ 21. Tính đến tháng 12/2018, đã có 654 thoả thuận thương mại khu vực, trong đó trên 70% là các FTA và đã được thông báo với WTO.

Gần đây, đánh dấu sự nổi lên của các FTA song phương với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực chính như hàng hố, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ… với mức độ tự do hoá cao (cao hơn WTO) và hình thành trên cơ sở liên kết giữa các đối tác thuộc các khu vực địa lý khác nhau, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển, ví dụ, FTA Hoa Kỳ - Chi lê, FTA EU - Thái Lan, VJEPA…

Hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng từ ngày 08 - 09/6/2018, tại Canada đã ra tuyên bố chung khẳng định vai trò cốt yếu của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy định, nêu rõ sự cần thiết của thương mại toàn cầu “tự do, cơng bằng và cùng có lợi”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Các nhà lãnh đạo G7 cam kết hiện đại hóa WTO sớm nhất có thể và “nỗ lực giảm các hàng rào thuế quan, các hàng rào phi thuế quan và các khoản trợ cấp của Chính phủ”.

Theo báo cáo công bố ngày 11/12/2018 của WTO, các thành viên WTO thực hiện 162 biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, bao gồm xóa bỏ hoặc giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Báo cáo nêu rõ “gần 14 biện pháp thuận lợi hóa thương mại mỗi tháng, đây là mức tăng so với mức trung bình của 11 biện pháp trong tổng quan hàng năm trước đó”.

Dưới tác động của tự do hoá thương mại, đặc biệt là dưới tác động của WTO và các FTA song phương, đa phương và khu vực, tình hình kinh tế thế giới đã có những thay đổi to lớn:

- Thuế quan đã liên tục giảm từ mức thuế trung bình của tồn thế giới hơn 40% (thời kỳ đầu sau chiến tranh) xuống còn khoảng 3% ở các nước phát triển và 14% ở các nước đang phát triển hiện nay. Thực tế cho thấy việc giảm thuế quan, bỏ hàng rào phi thuế quan liên tục đã thúc đẩy việc giảm giá hàng hoá phổ biến, giữ lạm phát ở mức thấp kể từ thập niên 1980 đến nay, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

- Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của thương mại thế giới: Mức tăng trưởng hàng năm của thương mại thế giới liên tục cao hơn mức tăng trưởng hàng năm của giá trị sản xuất thế giới từ 1,5 đến 2 lần kể từ sau những năm 1950 đến nay. Năm 1950, giá trị thương mại thế giới chiếm 7% tổng giá trị sản xuất toàn thế giới, đến năm 1997 đã tăng lên 23% và nay vào khoảng 27%.

- Mở rộng nội dung của thương mại quốc tế từ thương mại hàng hoá đến thương mại dịch vụ, kỹ thuật, đặc biệt là thương mại dịch vụ, đã xuất hiện và phát triển hình thức thương mại mới, thương mại điện tử, hiện đã chiếm khoảng 1/4 thương mại toàn thế giới.

- Cải thiện sự phân bố các nguồn lực trên phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu: Mỗi quốc gia phải lựa chọn cho mình những lĩnh vực có lợi thế nhất để phát triển, từ bỏ những lĩnh vực kém lợi thế hơn, do vậy phải phân bố lại nguồn lực trong nước theo tín hiệu của thị trường thế giới chứ không phải thị trường quốc gia như trước. Các nguồn lực đang và sẽ được chu chuyển tự do trên phạm vi thế giới theo hướng đảm bảo lợi ích và hiệu quả cho mọi quốc gia.

- Các quốc gia từ các cường quốc đến các nước nhỏ đều đã có những thay đổi mạnh mẽ chuyển sang thực hiện tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, các nước châu Mỹ La tinh, các nền kinh tế chuyển đổi. Cho đến nay, hầu như khơng có chính phủ nào chống lại xu thế này.

Một phần của tài liệu Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)