- Xúc tiến việc lập các dự án khả thi: Căn cứ vào quy hoạch, chương trình - dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn, phân kỳ đầu tư và kế hoạch hàng năm, thực hiện đi trước một bước trong việc lập các dự án đầu tư.
- Phân loại các cơng trình đầu tư trên địa bàn huyện theo nguồn vốn đầu tư, đặc biệt
là các cơng trình huy động vốn ngồi ngân sách hoặc cơng trình áp dụng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Huy động nguồn lực từ xã hội thơng qua các cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài Nhà nước và nhân dân tham gia đầu tư. - Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục, tuyên truyền phổ biến các thông tin: dự báo
phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu tiên, thị trường, giá cả để các chủ đầu tư có quyết sách lựa chọn, bỏ vốn đầu tư vào các mục tiêu kinh tế quy hoạch đã đề ra.
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư; tạo mơi trường đầu tư ổn định, thơng
thống, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư; chủ động xúc tiến, kêu gọi tìm kiếm đối tác đầu tư.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, xem nguồn vốn trong nước là quyết định,
nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa các nguồn lực dành cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu, áp dụng các hình thức đầu tư theo phương thức BT, BOT, BTO, PPP,…
Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
CHƯƠNG XI
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH