Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
IV. PHÂN BỐ CÁC VÙNG DU LỊCH, VÙNG CẢNH QUAN, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NHIÊN
1. Định hướng phát triển:
Nằm giữa tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt, huyện Tân Phú là vùng đất có
nhiều danh thắng và những lễ hội văn hóa rất đặc trưng. Với những tiềm năng vốn có, du lịch có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo sự phát triển bền vững cho địa phương.
Phát triển du lịch trên thế mạnh về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn (đặc
biệt là khai thác thế mạnh rừng quốc gia Nam Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển của quốc gia), hình thành các trung tâm, cụm, tuyến du lịch theo trục hành lang kinh tế quốc gia quốc lộ 20, nối kết các trung tâm du lịch của quốc gia là thành phố Đà Lạt và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, trên địa bàn cịn có một số khu vực có cảnh quan thên nhiên đẹp, thuận
lợi cho xây dựng các điểm du lịch như: suối Mơ, hồ Đa Tơn và thác Hịa Bình, có thể xây dựng các trạm dừng chân cho khách du lịch trên tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt.
Phát triển du lịch sinh thái, tham quan ngắm cảnh nghỉ dưỡng, khám phá nghiên cứu khoa học, du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan làng nghề truyền thống trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện, thúc đẩy các ngành nông nghiệp, dịch vụ phát triển.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực ngành du lịch.
Phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, giữ vững an ninh quốc phòng.
2. Tổ chức phân bố các vùng du lịch: 2.1. Mục tiêu:
Khai thác các lợi thế tự nhiên về tài ngun, thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa để
phát triển du lịch, đồng thời tận dụng những lợi thế tiềm năng du lịch sinh thái quanh khu vực vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, khu du lịch Suối Mơ, du lịch nhà vườn, du lịch làng nghề truyền thống, thác Hàng Ngang xã Phú Thịnh,… nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao tỷ trọng du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc phát triển
du lịch, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan; đồng thời, phát huy sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện.
2.2. Các dự án phát triển du lịch trong Huyện
Huyện Tân Phú nằm trong Vùng du lịch sinh thái thuộc Tân Phú - Vĩnh Cửu
- Định Quán - Trảng Bom - Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai, là vùng khai thác lợi
thế có nhiều thắng cảnh rừng núi gắn với hồ Trị An và rừng Quốc gia Nam Cát Tiên, phát triển là Vùng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp tham quan, du ngoạn rừng núi dài ngày của tỉnh và vùng Đơng Nam bộ. Thu hút đầu tư hình thành một số khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có cơ sở hạ tầng và dịch vụ tốt, khách sạn đạt chuẩn 3-
Quy hoạch xây dựng vùng Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam – BXD 97
5 sao để thu hút và lưu giữ khách du lịch nghỉ lại dài ngày. Các khu, điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan tiêu biểu, gồm: rừng Quốc gia Cát Tiên, khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, hồ Đa Tơn, thác Hịa Bình, điểm du lịch du lịch Suối Mơ (huyện Tân Phú)...
Tuyến Tân Phú - Định Quán: Điểm du lịch rừng Quốc gia Cát Tiên là khu du lịch
sinh thái trọng điểm của Tỉnh, điểm du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng theo loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh; khu du lịch Hồ Đa Tơn, Thác Hịa Bình – Chùa Linh Phú, Cụm Văn hóa xã Tà Lài, điểm du lịch Thác Ba Giọt và điểm du lịch Đá Ba Chồng.
Các điểm du lịch; tour, tuyến du lịch của huyện và liên kết tuyến du lịch liên huyện và liên tỉnh: Liên kết các điểm du lịch hiện có như rừng Quốc gia Cát Tiên,
Khu du lịch Suối Mơ và các điểm du lịch tiềm năng như hồ Đa Tôn xã Thanh Sơn; thác Hịa Bình - chùa Linh Phú xã Phú Sơn và thác Hàng Ngang xã Phú Thịnh để trở thành một hệ thống, chuỗi sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện, từ đó xây dựng các tour, tuyến gắn kết với nhau để phát triển ngành du lịch của huyện.
Khu vực rừng Quốc gia Nam Cát Tiên: Tận dụng thế mạnh của rừng Quốc gia Nam Cát Tiên là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch tiếp theo và các dịch vụ lân cận, trở thành vùng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp tham quan,